Friday, December 11, 2015

Bộ quy tắc ứng xử của công chức (phần cuối)

(tinhhuongquanlynhanuoc)-Trích từ “Bộ quy tắc ứng xử cho công chức cấp phường - kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh (do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạnNhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành năm 2013. Tác giả Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan).

>>Bộ quy tắc ứng xử của công chức (Phần 2)
>>Bộ quy tắc ứng xử của công chức (Phần 1)



Phần cuối:
Chương III
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHO CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I- ĐỀ XUẤT MỘT BẢN DỰ THẢO MẪU BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHO CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở nghiên cứu so sánh các bản nội quy, bản quy tắc ứng xử được thu thập, tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau và các ý kiến đóng góp bình luận, góp ý, có thể đề xuất một bản dự thảo của Bộ quy tắc ứng xử như sau:

UỶ BAN NHÂN DÂN ……


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           …, ngày   tháng   năm 20…

Bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức …
(Ban hành kèm theo Quyết định số  /20… .QĐ-UBND ngày  /  /20…)

Điều 1. Quy định chung
Tất cả cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, lao động hợp đồng làm việc tại Ủy ban nhân dân… phải nghiêm túc và tự giác chấp hành Bộ quy tắc ứng xử này trong giờ làm việc tại trụ sở của Ủy ban nhân dân và các địa điểm công chức được giao công việc ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân…
Điều 2. Thời gian làm việc
- Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ. Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ (tuỳ vào đặc điểm cơ quan).
- Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác bên ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân… phải được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp và ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung công tác vào lịch công tác vào lịch công tác trên bảng đặt tại phòng làm việc.
Điều 3. Trang phục trong giờ làm việc tại trụ sở cơ quan
Đến cơ quan làm việc trang phục phải gọn gàng, nam giới phải mặc áo sơ mi, không được bỏ áo ngoài quần; nữ giới không được mặc áo không có tay, váy ngắn trên đầu gối; không được đi dép không có quai hậu. Cán bộ, công chức đeo thẻ tên theo quy định.
(Một phiên bản khác quy định chi tiết hơn như sau:
Cán bộ, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân phải có trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với văn hóa nơi công sở. Nam giới phải mặc áo sơ mi có cổ gấp, quần tây hoặc quần vải kaki, áo bỏ vào trong quần, chân đi giày đen hoặc dép có quai hậu. Nữ giới phải mặc áo sơ mi, quần tây, quần kaki hoặc váy nhưng không ngắn trên đầu gối và đi dép có quai hậu. Cán bộ, công chức đeo thẻ tên theo quy định).
Điều 4. Thái độ làm việc
- Công chức khi được giao giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Công chức không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
- Công chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Công tâm, tận tụy, nhanh chóng, chính xác khi thi hành công vụ.
- Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi.
Điều 5. Giao tiếp khi thi hành công vụ
- Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời.
- Trong quan hệ giao tiếp khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, minh bạch; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Giao tiếp với công dân
- Khi tiếp xúc với công dân phải vui vẻ, nhã nhặn, tận tình, lịch sự, giải quyết các yêu cầu của công dân theo đúng quy định của pháp luật.
- Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của công dân.
- Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của công dân.
- Trong khi thi hành công vụ, nếu phải để các công dân đến làm việc chờ đợi thì cần giải thích rõ lý do, nếu có sai sót thì phải xin lỗi công dân.
- Trong giờ làm việc công chức không được uống rượu, bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Điều 6. Quan hệ với đồng nghiệp
- Cấp dưới phải phục tùng sự phân công của cấp trên.
- Cấp trên phải hướng dẫn, trao đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện làm việc cho cấp dưới.
- Tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
Điều 7. Quan hệ với công chúng, công dân trong và ngoài giờ làm việc
- Thực hiện tốt đời sống văn hóa mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, hòa thuận.
- Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái các quy định của pháp luật.
- Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú. Tham gia sinh hoạt Tổ dân phố nơi cư trú.
- Thực hiện nếp sống  văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng.
- Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Các trường hợp vi phạm quy định tại Bộ quy tắc ứng xử này, Ủy ban nhân dân phường sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Bộ quy tắc ứng xử này đã được thông qua tập thể cán bộ, công chức và lao động hợp đồng làm việc tại Ủy ban nhân dân phường. Đề nghị tất cả cán bộ, công chức và lao động hợp đồng nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành Bộ quy tắc ứng xử này.
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN …..
Nơi nhận:
- TT. Đảng ủy – UBND …..;
- Các ban, ngành, đoàn thể;
- Lưu VT.
---------------------------------------------------------------------------------------------
II- ĐỀ XUẤT CÁC BẢN HƯỚNG DẪN QUY TẮC ỨNG XỬ RIÊNG CHO MỘT SỐ NHIỆM VỤ, TÌNH HUỐNG

Bên cạnh bản dự thảo mẫu Bộ quy tắc ứng xử cho công chức cấp phường ngắn gọn như trên, tùy thực tế từng cơ quan, có thể phổ biến thêm một số bản hướng dẫn quy tắc ứng xử cho một số chức danh công chức thực hiện một số nhiệm vụ hoặc ứng xử trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ:
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử trong hội hợp.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử giao tiếp qua điện thoại.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử khi phát ngôn với báo chí.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử khi có khách yêu cầu gặp lãnh đạo.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử với công dân có thái độ nóng nảy, giận dữ.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử đối với công chức làm việc thêm ngoài giờ, cộng tác cho cơ quan khác để thêm thu nhập.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử dành cho bảo vệ cơ quan.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử của công chức khi tham gia các cuộc họp ở khu phố, tổ dân phố.
Các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử này không nhất thiết ban hành dưới dạng một quyết định quy phạm, chủ yếu là lời khuyên đối với từng nhóm công chức trong từng nhóm công việc nhất định. Thủ trưởng cơ quan (Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Bí thư Đảng ủy phường) có thể trao đổi riêng, thảo luận với từng nhóm công chức về nội dung cụ thể của dự thảo các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử trước khi thống nhất thành quy định chung.
III- LỒNG GHÉP VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI HỌC TẬP VỀ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Khi đã có Bộ quy tắc ứng xử, tổ chức phải triển khai thực hiện các quy định của Bộ quy tắc ứng xử. Không thể chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử chỉ là những quy định trên giấy, ai cũng biết nhưng không nhất thiết phải tuân theo. Muốn bảo đảm cho bộ quy tắc ứng xử được thực thi có hiệu quả, trước hết cần có sự cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo tổ chức đối với những giá trị và nguyên tắc đã nêu trong bộ quy tắc. Cái mà ta gọi là sự quan tâm của lãnh đạo đó chính là sự cam kết chính trị, trước hết là sự nêu gương của cấp  trên, của cán bộ chủ chốt và đảng viên trong Ủy ban nhân dân phường, sự quan tâm, theo dõi, đôn đốc, kiểm điểm, phê bình của cấp trên đối với cán bộ, công chức phường vi phạm Bộ quy tắc ứng xử, cũng như sự động viên, khen thưởng, khuyến khích đối với những hành vi chấp hành tốt, những cán bộ, công chức nêu được tấm gương tốt về thực hiện.
Để phổ biến sâu rộng Bộ quy tắc ứng xử tới cán bộ, công chức phường, nên lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với học tập về Bộ quy tắc ứng xử. Hằng tuần, tại cuộc họp giao ban cơ quan phường cần tổ chức nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có kết hợp với việc liên hệ các quy định của Bộ quy tắc ứng xử, nêu gương người tốt, việc tốt trong cơ quan và nhắc nhở những trường hợp vi phạm quy định.
*
*        *
KẾT LUẬN

Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương (Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26-02-2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) được ban hành cách đây 6 năm nhưng việc cụ thể hóa các quy định chung của Bộ quy tắc ứng xử này cho từng cơ quan, tổ chức cụ thể chưa được nhiều. Phần lớn các cơ quan lấy nguyên chương, điều, câu chữ trong Bộ quy tắc ứng xử của Bộ Nội vụ áp dụng cho cơ quan mình, trong đó có nhiều quy định chung chung, không phù hợp với toàn cảnh địa phương và đặc thù của từng cơ quan. Tuy nhiên, các đề xuất đã nêu, từ việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) ban hành một văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Bộ quy tắc ứng xử bao hàm các nội dung của việc xây dựng văn hóa tổ chức, nội quy và các bản quy tắc ứng xử, các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử cho một số chức danh công chức làm một số nhiệm vụ hoặc ứng xử trong các tình huống khác nhau, đề xuất lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc phổ biến, tuyên truyền và học tập Bộ quy tắc ứng xử còn mang tính chất định hướng chung. Cần có những khảo sát, nghiên cứu, chẩn đoán tổ chức sâu sắc hơn để Bộ quy tắc ứng xử thực sự đúng pháp luật, nhưng phải khả thi và phù hợp với từng cơ quan, đơn vị. Đó chính là các yếu tố quyết định sự thành công của Bộ quy tắc ứng xử đạt được mục tiêu “Xây dựng phong cách giao tiếp và ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức” như Bộ Nội vụ đã đề ra./.

NH (TH)

No comments:

Post a Comment

Friday, December 11, 2015

Bộ quy tắc ứng xử của công chức (phần cuối)

(tinhhuongquanlynhanuoc)-Trích từ “Bộ quy tắc ứng xử cho công chức cấp phường - kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh (do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạnNhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành năm 2013. Tác giả Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan).

>>Bộ quy tắc ứng xử của công chức (Phần 2)
>>Bộ quy tắc ứng xử của công chức (Phần 1)



Phần cuối:
Chương III
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHO CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I- ĐỀ XUẤT MỘT BẢN DỰ THẢO MẪU BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CHO CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở nghiên cứu so sánh các bản nội quy, bản quy tắc ứng xử được thu thập, tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau và các ý kiến đóng góp bình luận, góp ý, có thể đề xuất một bản dự thảo của Bộ quy tắc ứng xử như sau:

UỶ BAN NHÂN DÂN ……


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           …, ngày   tháng   năm 20…

Bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức …
(Ban hành kèm theo Quyết định số  /20… .QĐ-UBND ngày  /  /20…)

Điều 1. Quy định chung
Tất cả cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, lao động hợp đồng làm việc tại Ủy ban nhân dân… phải nghiêm túc và tự giác chấp hành Bộ quy tắc ứng xử này trong giờ làm việc tại trụ sở của Ủy ban nhân dân và các địa điểm công chức được giao công việc ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân…
Điều 2. Thời gian làm việc
- Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ. Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ (tuỳ vào đặc điểm cơ quan).
- Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác bên ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân… phải được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp và ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung công tác vào lịch công tác vào lịch công tác trên bảng đặt tại phòng làm việc.
Điều 3. Trang phục trong giờ làm việc tại trụ sở cơ quan
Đến cơ quan làm việc trang phục phải gọn gàng, nam giới phải mặc áo sơ mi, không được bỏ áo ngoài quần; nữ giới không được mặc áo không có tay, váy ngắn trên đầu gối; không được đi dép không có quai hậu. Cán bộ, công chức đeo thẻ tên theo quy định.
(Một phiên bản khác quy định chi tiết hơn như sau:
Cán bộ, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân phải có trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với văn hóa nơi công sở. Nam giới phải mặc áo sơ mi có cổ gấp, quần tây hoặc quần vải kaki, áo bỏ vào trong quần, chân đi giày đen hoặc dép có quai hậu. Nữ giới phải mặc áo sơ mi, quần tây, quần kaki hoặc váy nhưng không ngắn trên đầu gối và đi dép có quai hậu. Cán bộ, công chức đeo thẻ tên theo quy định).
Điều 4. Thái độ làm việc
- Công chức khi được giao giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Công chức không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
- Công chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Công tâm, tận tụy, nhanh chóng, chính xác khi thi hành công vụ.
- Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi.
Điều 5. Giao tiếp khi thi hành công vụ
- Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời.
- Trong quan hệ giao tiếp khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, minh bạch; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Giao tiếp với công dân
- Khi tiếp xúc với công dân phải vui vẻ, nhã nhặn, tận tình, lịch sự, giải quyết các yêu cầu của công dân theo đúng quy định của pháp luật.
- Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của công dân.
- Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của công dân.
- Trong khi thi hành công vụ, nếu phải để các công dân đến làm việc chờ đợi thì cần giải thích rõ lý do, nếu có sai sót thì phải xin lỗi công dân.
- Trong giờ làm việc công chức không được uống rượu, bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Điều 6. Quan hệ với đồng nghiệp
- Cấp dưới phải phục tùng sự phân công của cấp trên.
- Cấp trên phải hướng dẫn, trao đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện làm việc cho cấp dưới.
- Tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
Điều 7. Quan hệ với công chúng, công dân trong và ngoài giờ làm việc
- Thực hiện tốt đời sống văn hóa mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, hòa thuận.
- Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái các quy định của pháp luật.
- Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú. Tham gia sinh hoạt Tổ dân phố nơi cư trú.
- Thực hiện nếp sống  văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng.
- Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Các trường hợp vi phạm quy định tại Bộ quy tắc ứng xử này, Ủy ban nhân dân phường sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Bộ quy tắc ứng xử này đã được thông qua tập thể cán bộ, công chức và lao động hợp đồng làm việc tại Ủy ban nhân dân phường. Đề nghị tất cả cán bộ, công chức và lao động hợp đồng nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành Bộ quy tắc ứng xử này.
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN …..
Nơi nhận:
- TT. Đảng ủy – UBND …..;
- Các ban, ngành, đoàn thể;
- Lưu VT.
---------------------------------------------------------------------------------------------
II- ĐỀ XUẤT CÁC BẢN HƯỚNG DẪN QUY TẮC ỨNG XỬ RIÊNG CHO MỘT SỐ NHIỆM VỤ, TÌNH HUỐNG

Bên cạnh bản dự thảo mẫu Bộ quy tắc ứng xử cho công chức cấp phường ngắn gọn như trên, tùy thực tế từng cơ quan, có thể phổ biến thêm một số bản hướng dẫn quy tắc ứng xử cho một số chức danh công chức thực hiện một số nhiệm vụ hoặc ứng xử trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ:
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử trong hội hợp.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử giao tiếp qua điện thoại.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử khi phát ngôn với báo chí.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử khi có khách yêu cầu gặp lãnh đạo.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử với công dân có thái độ nóng nảy, giận dữ.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử đối với công chức làm việc thêm ngoài giờ, cộng tác cho cơ quan khác để thêm thu nhập.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử dành cho bảo vệ cơ quan.
- Bản hướng dẫn quy tắc ứng xử của công chức khi tham gia các cuộc họp ở khu phố, tổ dân phố.
Các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử này không nhất thiết ban hành dưới dạng một quyết định quy phạm, chủ yếu là lời khuyên đối với từng nhóm công chức trong từng nhóm công việc nhất định. Thủ trưởng cơ quan (Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Bí thư Đảng ủy phường) có thể trao đổi riêng, thảo luận với từng nhóm công chức về nội dung cụ thể của dự thảo các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử trước khi thống nhất thành quy định chung.
III- LỒNG GHÉP VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI HỌC TẬP VỀ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Khi đã có Bộ quy tắc ứng xử, tổ chức phải triển khai thực hiện các quy định của Bộ quy tắc ứng xử. Không thể chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử chỉ là những quy định trên giấy, ai cũng biết nhưng không nhất thiết phải tuân theo. Muốn bảo đảm cho bộ quy tắc ứng xử được thực thi có hiệu quả, trước hết cần có sự cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo tổ chức đối với những giá trị và nguyên tắc đã nêu trong bộ quy tắc. Cái mà ta gọi là sự quan tâm của lãnh đạo đó chính là sự cam kết chính trị, trước hết là sự nêu gương của cấp  trên, của cán bộ chủ chốt và đảng viên trong Ủy ban nhân dân phường, sự quan tâm, theo dõi, đôn đốc, kiểm điểm, phê bình của cấp trên đối với cán bộ, công chức phường vi phạm Bộ quy tắc ứng xử, cũng như sự động viên, khen thưởng, khuyến khích đối với những hành vi chấp hành tốt, những cán bộ, công chức nêu được tấm gương tốt về thực hiện.
Để phổ biến sâu rộng Bộ quy tắc ứng xử tới cán bộ, công chức phường, nên lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với học tập về Bộ quy tắc ứng xử. Hằng tuần, tại cuộc họp giao ban cơ quan phường cần tổ chức nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có kết hợp với việc liên hệ các quy định của Bộ quy tắc ứng xử, nêu gương người tốt, việc tốt trong cơ quan và nhắc nhở những trường hợp vi phạm quy định.
*
*        *
KẾT LUẬN

Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương (Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26-02-2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) được ban hành cách đây 6 năm nhưng việc cụ thể hóa các quy định chung của Bộ quy tắc ứng xử này cho từng cơ quan, tổ chức cụ thể chưa được nhiều. Phần lớn các cơ quan lấy nguyên chương, điều, câu chữ trong Bộ quy tắc ứng xử của Bộ Nội vụ áp dụng cho cơ quan mình, trong đó có nhiều quy định chung chung, không phù hợp với toàn cảnh địa phương và đặc thù của từng cơ quan. Tuy nhiên, các đề xuất đã nêu, từ việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) ban hành một văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Bộ quy tắc ứng xử bao hàm các nội dung của việc xây dựng văn hóa tổ chức, nội quy và các bản quy tắc ứng xử, các bản hướng dẫn quy tắc ứng xử cho một số chức danh công chức làm một số nhiệm vụ hoặc ứng xử trong các tình huống khác nhau, đề xuất lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc phổ biến, tuyên truyền và học tập Bộ quy tắc ứng xử còn mang tính chất định hướng chung. Cần có những khảo sát, nghiên cứu, chẩn đoán tổ chức sâu sắc hơn để Bộ quy tắc ứng xử thực sự đúng pháp luật, nhưng phải khả thi và phù hợp với từng cơ quan, đơn vị. Đó chính là các yếu tố quyết định sự thành công của Bộ quy tắc ứng xử đạt được mục tiêu “Xây dựng phong cách giao tiếp và ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức” như Bộ Nội vụ đã đề ra./.

NH (TH)

No comments:

Post a Comment