Friday, April 1, 2016

Tiểu luận: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

          Trong bất kỳ hoạt động nào của mình, con người cũng cần có phương pháp: Từ phương pháp giải một bài toán cụ thể đến phương pháp học tập nói chung; từ phương pháp ứng xử giữa con người với nhau đến phương pháp đạt được thành công trong việc thực hiện hoài bão của mình. Phương pháp là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ giản đơn cho đến những hoạt động khó khăn, phức tạp. Thực tiễn đã cho thấy, có những hoạt động không đạt được chất lượng, hiệu quả, thậm chí thất bại không phải vì không có mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủ yếu vì thiếu phương pháp thích hợp. Hoạt động càng khó khăn, phức tạp thì càng đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp mới đem lại chất lượng hiệu quả cao cho chủ thể hoạt động thực tiễn. Chúng ta đã biết, quá trình dạy học trong các Trường đại học là quá trình chuẩn bị con người cho hoạt động đặc thù đó là hoạt động quân sự, là hoạt động có tính chất khó khăn, phức tạp. Từ đó, việc xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học một cách đúng đắn, phù hợp là một vấn đề rất quan trọng cấp thiết.
          Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trường giáo dục… Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm, giảng viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với người học. Mặt khác người học là chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.
          Những năm gần đây, việc nghiên cứu phương pháp dạy học trong các Trường đại học đã được quan tâm nghiên cứu, tạo được những chuyển biến lớn trong nhận thức quan niệm về phương pháp dạy học cũng như việc lựa chọn sử dụng chúng ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở các Trường đại học hiện nay phương pháp dạy học còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Trước sự phát triển của xã hội, của ngành giáo dục và Trường đại học trong thời kỳ mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra cho quá trình giáo dục đào tạo của các Trường đại học, việc đổi mới phương pháp dạy học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết. Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giảng viên, bởi vì đổi mới là sự cải tiến, nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy học, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học, là thay đổi phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả dạy dạy học cao hơn. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung Giáo dục mới.
          Phương pháp dạy học hiện nay không thể tiếp tục truyền thụ từ việc áp đặt một chiều từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của người học. Đó là đổi mới phương pháp dạy học còn được gọi là “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy lấy người học làm trung tâm”. “Dạy học hướng vào người học” là cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường. Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho dạy và học, phương pháp mới này khuyến khích người học tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn. Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực và áp dụng trong các Trường đại học đang là một vấn đề có ý nghĩa  lý luận và thực tiễn sâu sắc.
 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học tích cực trong các Trường đại học.
(còn tiếp)

Friday, April 1, 2016

Tiểu luận: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

          Trong bất kỳ hoạt động nào của mình, con người cũng cần có phương pháp: Từ phương pháp giải một bài toán cụ thể đến phương pháp học tập nói chung; từ phương pháp ứng xử giữa con người với nhau đến phương pháp đạt được thành công trong việc thực hiện hoài bão của mình. Phương pháp là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ giản đơn cho đến những hoạt động khó khăn, phức tạp. Thực tiễn đã cho thấy, có những hoạt động không đạt được chất lượng, hiệu quả, thậm chí thất bại không phải vì không có mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủ yếu vì thiếu phương pháp thích hợp. Hoạt động càng khó khăn, phức tạp thì càng đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp mới đem lại chất lượng hiệu quả cao cho chủ thể hoạt động thực tiễn. Chúng ta đã biết, quá trình dạy học trong các Trường đại học là quá trình chuẩn bị con người cho hoạt động đặc thù đó là hoạt động quân sự, là hoạt động có tính chất khó khăn, phức tạp. Từ đó, việc xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học một cách đúng đắn, phù hợp là một vấn đề rất quan trọng cấp thiết.
          Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trường giáo dục… Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm, giảng viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với người học. Mặt khác người học là chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.
          Những năm gần đây, việc nghiên cứu phương pháp dạy học trong các Trường đại học đã được quan tâm nghiên cứu, tạo được những chuyển biến lớn trong nhận thức quan niệm về phương pháp dạy học cũng như việc lựa chọn sử dụng chúng ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở các Trường đại học hiện nay phương pháp dạy học còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Trước sự phát triển của xã hội, của ngành giáo dục và Trường đại học trong thời kỳ mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra cho quá trình giáo dục đào tạo của các Trường đại học, việc đổi mới phương pháp dạy học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết. Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giảng viên, bởi vì đổi mới là sự cải tiến, nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy học, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học, là thay đổi phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả dạy dạy học cao hơn. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung Giáo dục mới.
          Phương pháp dạy học hiện nay không thể tiếp tục truyền thụ từ việc áp đặt một chiều từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của người học. Đó là đổi mới phương pháp dạy học còn được gọi là “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy lấy người học làm trung tâm”. “Dạy học hướng vào người học” là cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường. Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho dạy và học, phương pháp mới này khuyến khích người học tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn. Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực và áp dụng trong các Trường đại học đang là một vấn đề có ý nghĩa  lý luận và thực tiễn sâu sắc.
 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học tích cực trong các Trường đại học.
(còn tiếp)