TIN LIÊN QUAN
>>Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước tham khảo số 09
>>Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước tham khảo số 09
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
|
|
I. Giới thiệu
tình huống
|
|
II. Phân tích
tình huống
|
|
2.1.Căn cứ
phân tích tình huống
|
|
2.2. Nguyên
nhân dẫn đến hậu quả tình huống
|
|
III. Xây dựng
phương án xử lý tình huống
|
|
3.1. Phương
án 1
|
|
3.2. Phương
án 2
|
|
3.3. Phương
án 3
|
|
IV. Lựa chọn
phương án xử lý tình huống
|
|
V. Giải pháp
và kiến nghị
|
|
5.1. Giải
pháp tổ chức thực hiện phương án tối ưu
|
|
5.2. Một số
kiến nghị
|
|
Kết luận
|
|
Tài liệu
tham khảo
|
LỜI NÓI ĐẦU
Khoá học......... được tổ chức tại Trường...........
từ ngày........ đến ngày do Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
tổ chức và đào tạo đã thu hút được...... học viên là cán bộ, công chức đang công
tác tại các bộ phận, các cơ quan chuyên môn thuộc các lĩnh vực của Uỷ ban nhân
dân các cấp trong tỉnh.
Để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ quản lý cho
cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về mọi mặt. Khoá học này, có thể ví như một khoá đào
tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức ở địa
phương. Bởi lẽ, một mặt khoá học đã tập trung đi sâu trang bị những kiến thức cơ
bản, những vấn đề mang tính lý luận và những quy định mới trong chính sách của Đảng
và Nhà nước cho học viên. Mặt khác, khoá học là nơi để cán bộ, công chức được hướng
dẫn, thực hành các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết có liên quan đến các nội dung
quản lý nhà nước, đặc biệt là hướng cán bộ, công chức có khả năng làm việc nhóm,
làm việc độc lập một cách sáng tạo gắn với những yêu cầu của học viên.
Vấn đề về thuế
giá trị gia tăng và công tác quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng của chính
quyền địa phương các cấp ở nước ta hiện nay luôn nhận được sự quan tâm của đối
tượng. Điều này khẳng định, các quy định của Luật thuế giá trị gia tăng bên cạnh
những ưu điểm của nó đối với nhà nước và xã hội như: thu ngân sách Nhà nước
không giảm mà còn tăng nhiều so với thuế doanh thu; hoạt động sản xuất – kinh
doanh ngày càng đi vào mạnh mẽ; và, sản xuất nội địa được gia tăng áp lực bảo
hộ thì vẫn còn nhiều hạn chế làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực nảy sinh
trong quá trình thực thi thuế giá trị gia tăng, gian lận và chiếm đoạt tiền thuế,...
Thực trạng những năm gần đây về hiện tượng gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế
GTGT của cá doanh nghiệp (DN) để bòn rút tiền ngân sách Nhà nước (NSNN) đã trở
thành một vấn nạn của toàn xã hội. Bởi các hành vi gian lận này diễn ra trên
phạm vi rất rộng, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều tỉnh lẻ, đồng
thời số tiền gian lận, bòn rút tiền từ NSNN bị phát hiện đã lên đến hàng trăm
tỷ đồng và chừng như các vụ gian lận bị phát hiện ngày càng lớn, càng nghiêm
trọng hơn. Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị tại khoá đào tạo, cùng
với những kinh nghiệm của một cán bộ, công chức đang công tác tại ngành tài chính,
tôi mạnh dạn lựa chọn: “Khắc phục những yếu kém trong thanh tra kiểm tra ở
Chi cục thuế thành phố H” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu viết bài tiểu
luận cuối khoá.
I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Thuế và quản lý nhà nước về thuế là một nội dung phức tạp, có nội
dung rộng bao gồm các lĩnh vực như: thuế thu nhập cá nhân, thuế kinh doanh, thuế
giá trị gia tăng,... áp dụng cho các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, thực tiễn nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều
bất cập trong hoạt động quản lý như: quy trình kê khai đánh giá đến thanh tra,
kiểm tra thuế... ở mỗi địa bàn trong phạm vi cả nước. Với phạm vi của một tiểu
luận, tôi nêu lên một tình huống cụ thể xảy trên địa bàn thành phố H về trường
hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H lợi dụng các quy định của pháp luật hiện
hành và năng lực thẩm tra của cán bộ thuế để trốn lậu thuế và truy thu hoàn thuế
giá trị gia tăng bất hợp pháp. Có thể thấy, diễn biến tình huống như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoang H,-là công ty kinh doanh máy tính
nguyên chiếc có nhập khẩu linh kiện từ một số nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,...
để lắp giáp thành phẩm máy vi tính sách tay, máy bàn và các thiết bị phụ kiện
khác. Năm 2009, doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu con chíp điện tử, ram từ
Trung Quốc với trị giá hàng hơn 1tỷ đồng Việt Nam và nhập loa, màn hình, USB,....
từ Nhật Bản trị giá 18 tỷ đồng Việt Nam,... và tiến hành bán lẻ các linh kiện,
phụ kiện này cho mọi khác hàng trên địa bàn thành phố H. Sau mỗi lần bán linh
kiện, phụ kiện cho khách hàng, kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H
không viết hoá đơn bán linh kiện, phụ kiện cho khách hàng đến mua. Sau mỗi ngày,
kế toán công ty trách nhiệm Hoàng H vẫn tiến hành lập hoá đơn xuất bán không phải
dưới dạng linh kiện mà dưới dạng thành phẩm máy tính trọn bộ nhằm hợp thức hoá
các linh kiện và số dư hàng linh kiện, phụ kiện còn tồn trong kho của Công ty.
Tháng 03 năm 2009, Công ty trách nhiệm
hữu hạn Hoàng H làm đơn xin hoàn thuế giá trị gia tăng lần 1 và được Cục thuế
Thành phố H, cho hoàn thuế giá trị gia tăng là 1.235.672.000 đồng. Sau đó, Công
ty này tiếp tục làm đơn xin hoàn thuế vào tháng 6 và tháng 9 năm 2010. Mỗi lần
Công ty đều thu về hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Đến ngày
6/12/2010 cán bộ chi cục thuế Nguyễn Thị T Thành phố H, trong một lần tình cơ có
đi mua một con chíp điện tử, con chuột và 1 bàn phím máy tính tại cơ sở kinh
doanh của Công ty hữu hạn trách nhiệm Hoàng H tại 43 phố TH quận Đ Đ thành phố
H, khi lấy các phụ kiện đã mua, kế toán cũng không ghi hoá đơn theo mẫu quy định
mà chỉ ghi loại mẫu hoá đơn thông thường dùng để tính tiền và lưu tại Công ty.
Phát hiện ra dấu hiệu vi phạm này, cán bộ Nguyễn Thị T có yêu cầu kế toán ghi đúng
hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính áp dụng thì kế toán của Công ty Trần Bảo V nói
rằng: “chị mua về gia đình để sử dụng nên cần gì phải hoá đơn,...”. Sự việc này,
đã được cán bộ Nguyễn Thị T báo cáo Chi cục trưởng Chi cục thuế Thành phố H về
tình trạng Công ty này chuyên bán linh kiện, phụ kiện cho khách hàng mà không sử
dụng hoá đơn. Mặt khác, trong 3 lần xin hoàn thuế trước không hề có một hoá đơn
nào kê khai về bán linh kiện hay phụ kiện mà toàn bộ đã thành phẩm hoàn chỉnh.
Ngày 14/12/2009, Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố H cho tiến hành thanh
tra kiểm tra toàn bộ số hoá đơn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H nhưng
không phát hiện được những sai phạm vi toàn bộ số hoá đơn này đều hợp lệ và đúng
với quy định của pháp luật,...
Để ngăn chặn hành vi “chốn thuế và xin
hoàn thuế” làm thất thoát nguồn ngân sách nhà nước trong trường hợp của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Hoàng H, cần phải cho thanh tra kiểm tra việc ghi chép hoá đơn
hàng ngày tại cơ sở kinh doanh. Đồng thời, tăng cường kiểm soát, quản lý quy trình
xem xét hoàn thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và của Công ty trách
nhiệm hữu hạn Hoàng H nói riêng nhằm phát hiện ra sai phạm để xử lý vi phạm hành
chính và truy thu lại thuế và hoàn thuế do những vi phạm mà doanh nghiệp đã gây
ra.
Song, vấn đề đặt ra đòi hỏi cơ quan quản
lý nhà nước, nhất là cơ quan có chức năng kiểm định, thanh tra, kiểm tra về thuế
cần phải làm gì ? có biện pháp cụ thể nào ? để có thể phát hiện được vi phạm của
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H ? là vấn đề đặt ra đối với Chi cục thuế Thành
phố H. Mặt khác, cần phải làm gì để khắc phục những kẽ hở trong quy định của pháp
luật ? những yếu kém của quy trình thanh tra, kiểm tra ? ... làm cơ sở để hoàn
thiện các quy định này nhằm đáp ứng việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Khi cán bộ Nguyễn Thị T phát hiện những
sai phạm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H, đã có những động thái tích cực
như, yêu cầu kế toán ghi hoá đơn, báo cáo Chi cục trưởng, Chi cục trưởng đã tổ
chức tiến hành thanh tra kiểm tra lại nhưng không phát hiện được sai phạm cụ thể
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng H. Tuy không phát hiện được, nhưng bước đầu
đã có cơ sở để Chi cục thuế tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm phát hiện những
biểu hiện gian lận trong trốn thuế và hoàn thuế của Công ty Hoàng H.
II.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Thuế GTGT nói chung và công tác thu thế nói riêng, có thể được tiếp
cận nghiên cứu dươí nhiều góc độ khác nhau như: luật học, chính sách, quản lý
nhà nước, kinh tế tài chính,... Mỗi góc độ sẽ chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm
cũng như nguyên nhân của nó từ đó góp phần khắc phục những tồn tại bằng những
giải pháp hữu hiệu nhất. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong
lĩnh vực thuế, nhất và việc quản lý và xử lý những vi phạm trong quá trình tổ
chức thực hiện các chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
thuế tại địa phương đòi hỏi tình huống trên phải được đánh giá, phân tích, làm
sáng tỏ dưới góc độ của khoa học quản lý nhà nước.
2.1.
Cơ sở phân tích tình huống
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng[1]
thì Thuế GTGT là một sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá
dịch vụ. Theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT phải nộp của khâu sau được khấu
trừ phần thuế đã nộp ở khâu trước. Do vậy, khấu trừ là một đặc trưng cơ bản của
thuế GTGT. Nói một cách khác, bỏ khấu trừ thì thuế GTGT mất đi thuộc tính vốn
có của nó, lúc bấy giờ thuế GTGT không còn có ý nghĩa tồn tại.
Theo Luật thuế GTGT, đối với hàng hoá xuất khẩu chịu thuế
suất là 0% và được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là một
chủ trương nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Để được
hoàn thuế, doanh nghiệp phải có đầy đủ các hoá đơn hợp pháp. Tuy nhiên, do điều
kiện đặc thù của nền kinh tế nước ta, những trường hợp mua hàng là nông, lâm,
thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất không có hoá đơn được khấu trừ
theo tỷ lệ tính trên giá trị theo bảng kê. Ngoài ra, ta cũng ban hành cơ chế
hoàn trước - kiểm sau, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp.
Căn cứ chủ yếu để được hoàn thế là hoá đơn hợp pháp và thông qua những tình tiết
mà tình huống nên lên có thể thấy những hình thức gian lận và trốn thuế của Công
ty TNHH Hoàng H như sau:
Thứ nhất, kế toán Công ty TNHH Hoàng H khi bán các linh kiện,
phụ kiện của máy vi tính không sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, thực
chất chỉ là hoá đơn thông thường hay còn gọi là hoá đơn giả. Điều này phản ánh
cả một quá trình bán các sản phẩm linh kiện, phụ kiện hay thành phẩm của Công
ty TNHH Hoàng H không viết hoá đơn theo quy định. Mục đích của hành vi này là
nhằm để hợp thức hoá số linh kiện, phụ kiện do Công ty nhập khẩu từ các nước thành
các sản phẩm do Công ty lắp giáp và bán cho khác hàng. Điều này có thể làm phát
sinh hành vi lợi dụng hoá đơn thật để ghi các nội dung, chi tiết không đúng.
Thứ hai, việc làm của kế toán Công ty TNHH Hoàng H có thể làm
nảy sinh hành vi mua, bán hoá đơn giữa các doanh nghiệp. Vì việc kê khai bán hàng
thành phẩm có thể thừa hoá đơn hoặc thiếu hoá đơn. Mặt khác, có thể bán hoá đơn
cho khách hàng với nội dung theo yêu cầu của khách hàng để lấy phần % chênh lệch.
Hành vi này tuy chưa có căn cứ trong tình huống nhưng vẫn là thực trạng chung mà
đa số các doanh nghiệp liên kết, cấu kết với nhau để đạt được mục đích của mình.
Thứ ba, tình huống trên chỉ ra quy trình thanh tra kiểm tra
chỉ mang tính chất hậu kiểm, nên khó có thể phát hiện những “dấu vết” do ghi không
đúng với nội dung của hoá đơn như trường hợp của kế toán Công ty TTNHH Hoàng H.
2.2.Mục tiêu chung
Những hành vi gian lận của Công ty TNHH Hoàng H nêu trên đòi
hỏi phải được lý giải một cách thoả đáng như: Tại sao Công ty TNHH Hoàng H lại
có thể dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm của mình ? Thông qua đó làm sáng tỏ những
hạn chế của thể chế, chính sách, điều kiện kinh tế-xã hội,... ở nước ta hiện
nay.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến
hậu quả của tình huống trên
Từ những phân tích trên, có thể thấy
những sai phạm trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhìn
chung, có các nguyên nhân cơ bản như:
Thứ nhất, những
nguyên nhân khách quan:
Một là, điều
kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở ra là cơ hội để
các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển trong điều kiện kinh doanh lành mạnh và hợp pháp. Tuy nhiên, mặt trái
của cơ chế thị trường và những hạn chế về kinh nghiệm của một quốc gia mới hơn
23 năm chuyển đổi nền kinh tế đã tạo ra những hạn chế trong việc quản lý nhằm đảm
đảm sự phát triển lành mạnh, ổn định và vững chắc của các thành phần kinh tế. Những
hành vi tiêu cực trong kinh doanh, gian lận thương mại, buôn lậu,... là một thực
tế khách quan mà chúng ta phải chấp nhận. Do đó, những biểu hiện tiêu cực trong
lĩnh vực tính thuế và hoàn thuế GTGT vẫn có cơ sở để nảy sinh.
Hai là, những
hạn chế của quy định về hoàn thuế GTGT dẫn đến sự lạm dụng trong khấu trừ, hoàn thuế
GTGT. Bởi lẽ, việc tính thuế được tiến hành theo phương pháp khấu trừ: “ Thuế
GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào”. Kết quả khấu trừ này có
thể dương hay âm. Kết quả khấu trừ âm chính là cơ sở để tính toán hoàn thuế -
tức trả lại tiền từ quỹ hoàn thuế, cũng có nghĩa là từ NSNN, cho các DN. Để
được tính khấu trừ hay hoàn thuế, cả số thuế GTGT đầu ra, đầu vào đều phải được
căn cứ trên chứng từ, hoá đơn. Do vậy hiện nay, chứng từ, hoá đơn mà kế toán Công
TNHH Hoàng H sử dụng chính là công cụ trực tiếp để thực hiện hành vi gian lận
trốn thuế và thu lợi bất hợp pháp từ việc hoàn thuế-tức kê khai giá mua vào cao
hơn giá bán ra và được phù phép bằng con đường xuất khẩu khống. Với thuế suất
TTTĐB 70%, chi phí lắp ráp là 12.000.000 đồng/bộ, giá bán nội địa 18.000.000 đồng/bộ.
Với cách khai khống bằng con đường xuất khẩu, thì không những Công ty H được hoàn
thuế mà không phải nộp cả phần thuế chi chi phí lắp ráp. Mặt khác, khái niệm
thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra và đặc biệt là thuế GTGT đầu ra bằng 0 đồng
còn quá mới mẻ đối với người kinh doanh. Những điểm nói trên không chỉ mới đối
với người nộp mà đối với cả cơ quan thu thuế.
Ba là, thiếu công nghệ cần thiết phục
vụ cho quá trình kiểm soát nghiêm ngặt các lô hàng được hoàn thuế nên dẫn đến tình
trạng đa số hoá đơn, chứng từ nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
Mặt khác, quy trình sử dụng phương pháp truy xuất, đối chiếu chứng từ, hoá đơn
hiện nay vẫn còn mang tính thủ công. Do vậy, những hạn chế mà tình huống nêu được
kế toán Công ty TNHH Hoàng H sử dụng khá triệt để. Không gian của hoạt động
kinh doanh thường rộng lớn.
Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan
Một là, số lượng biên chế đội ngũ cán bộ,
công chức hiện nay ở Chi cục thuế Thành phố H vẫn còn quá ít, trong khi đó số lượng
doanh nghiệp đã và đang hoạt động rất lớn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp mới xin
phép hoạt động nên việc kiểm soát một khối lượng hoá đơn rất lớn đã không thể đáp
ứng được một cách chi tiết và cụ thể. Từ sự quá tải này nên trong thực tế ở địa
phương, ngay đối với các trường hợp đã được hoàn thuế, tỷ lệ kiểm tra sau hoàn
thuế hàng năm vẫn chưa đạt đến 30% số doanh nghiệp đã được. Đại bộ phận cơ sở
kinh doanh quy mô dưới doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến chế độ kế toán
quốc dân mà phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ. Nguy hiểm hơn là
họ cho rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát
họ mà không nghĩ rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ,... là những phương tiện căn
bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách hệ thống để đánh giá, đo
lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai. Thêm nữa, nền
kinh tế Việt Nam
vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Mọi thanh toán và giao dịch đều có thể dùng tiền
mặt: tiền Việt, vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Điều này được các doanh
nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh toán khống; đồng thời cơ quan thuế cũng khó
phát hiện để ngăn chặn kịp thời.
Hai là, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức
thực hiện việc kiểm tra quyết toán thuế còn nhiều yếu kém và hạn chế. Có thể thấy
năng lực kiểm tra của cán bộ Chi cục thuế thành phố H thông qua tình huống trên
như: 3 lần liên tiếp Công ty TNHH Hoàng H xin hoàn thuế mà không phát hiện ra,
chỉ khi cán bộ thuế Nguyễn Thị T tình cơ mua linh kiện, phụ kiện tại Công ty này
mới phát hiện ra những sai phạm của Công ty. Mặt khác, tình trạng về những biểu
hiện tiêu cực của một số nhân viên thuế thực hiện khi thực hiện kiểm tra quyết
toán thuế nên khả năng tiêu cực ở đây rất lớn. Không hiếm trường hợp chính cán
bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số cá nhân ăn cắp tiền thuế. Chủ trương xuất
khẩu tiểu ngạch qua biên giới bị lợi dụng với sự tiếp sức của một vài cán bộ
thuế biến chất. Để thu một tỷ đồng thuế, nhiều cán bộ thuế phải nỗ lực phấn đấu
trong thời gian có khi cả năm. Thế nhưng chỉ cần hai ba cán bộ thuế thoái hoá
cũng đủ gây thất thoát nhiều lần hơn trong thời gian ngắn. Điều này khiến cho
hình ảnh về cơ quan thuế dưới con mắt doanh nghiệp và dân chúng bị hoen ố.
Ba là,
những yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen
mua hàng lấy hoá đơn chưa hình thành, có nhiều trường hợp được
quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không
đúng các quy định của thuế. Về phía người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một
cách vô ý cho doanh nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hoá đơn. Hơn nữa họ
cũng không có động cơ giữ hoá đơn. Vì vậy, nếu được người bán đề nghị không lấy
hoá đơn để khỏi mất thêm 10% tiền thì họ đồng ý ngay.
Từ những đánh giá trên, đòi hỏi phải lựa chọn và xây dựng cách
khắc phục các nhược điểm nhằm hạn chế đến mức thấp nhấp những vi phạm trong lĩnh
vực thuế nói chung, trong kê khai hoàn thuế nói riêng.
III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên cho phép mỗi cấp, ngành, cơ quan xây dựng cho
mình phương án giải quyết khác nhau. Song, nhìn chung tiểu luận nêu lên một số
phương án giải quyết cơ bản như:
3.1.Phương án 1: Tiến hành
tuy tố, điều tra và kiên quyết trừng trị nghiêm minh những hành vi vi phạm của Công ty TTHH
Hoàng H
*Mục tiêu của phương án: Có tác dụng răn đe, trừng trị và giáo
dục những hành vi vi phạm nói chung và của Công ty H nói riêng.
*Nội dung chính của phương án:
-Có văn bản yêu cầu cơ quan điều
tra tội phạm về kinh tế thành phố H vào cuộc để tiến hành điều tra về những vi
phạm của Công ty H.
-Tiến hành xử lý hình sự đối với
hành vi vi phạm này.
*Nguồn lực để thực hiện phương án.
-Chi phí cho việc khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử là nguồn kinh phí nằm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
“tố tụng hình sự” của Nhà nước nên không tốn kém.
-Sử dụng công cụ pháp luật hình sự
và biện pháp hình sự là cơ sở để đảm bảo phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm
minh.
-Cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng
được xác định theo quy định của Luật tố tụng hình sự năm 2004, bao gồm: cơ quan
điều tra, cơ quan viện kiểm sát, cơ quan toà án và cơ quan thi hành án.
3.2. Phương án 2: Hoàn thiện các quy định của Luật thuế giá
trị gia tăng hiện nay
*Mục tiêu của phương án: Nhằm xây
dựng một khung khổ pháp lý đủ mạnh, thống nhất và phù hợp tránh việc lợi dụng các
kẽ hở, mâu thuẫn của Luật để trục lợi gây thất thoát ngân sách nhà nước.
*Nội dung chính của phương án:
-Tiến hành rà soát, đánh giá và
phân tích các quy định hiện hành nhằm phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo và
thiếu hợp lý.
-Tiến hành làm văn bản trình cấp
có thẩm quyền theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2004.
*Nguồn lực chính để thực hiện phương
án:
-Chi phí cho rà soát, hệ thống hoá
văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay rất tốn
kém vì phải thuê các chuyên gia có kinh nghiệm.
-Sử dụng phương pháp nghiên cứu
Luật, nghiên cứu hành chính để làm sáng tỏ các nội dung đặt ra.
-Cơ quan chủ trì là Uỷ ban nhân dân
thành phố H, và những chuyên gia được hợp đồng để thực hiện nội dung.
-Thời gian thực hiện phương án ít
nhất phải mất 3 tháng.
3.3. Phương án 3: Tiến hành thanh tra kiểm tra theo quy trình
hành chính để xử lý vi phạm của Công ty TNHH Hoàng H
*Mục tiêu của phương án: Nhằm làm
sáng tỏ hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế để kợp thời truy thu thuế cho Nhà nước.
* Nội dung chính của phương án:
-Tiến hành thanh tra kiểm tra Công
ty TNHH Hoàng H theo đúng quy định tại Quyết định số 1166/2005/QĐ-TCTC ngày
31/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình thanh
tra, kiểm tra doanh nghiệp để xác định những hành vi vi phạm cụ thể về hoá đơn,
chứng từ, sổ sách của Công ty H.
-Tiến hành xử lý vi phạm hành chính
theo quy định của các văn bản, như: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính[2]
và những văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như: Nghị định của Chính phủ số 185/2004/NĐ-CP
ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày
07/06/2007 của Chính phủ, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư của Bộ Tài chính số 41/2004/TT-BTC ngày 18/05/2004 hướng dẫn
thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;...
*Nguồn lực chính để thực hiện phương
án
-Chi phí cho quá trình thanh tra,
kiểm tra được xác định theo quy trình thanh tra, kiểm tra đột xuất nên chi phí
thường không lớn.
-Sử dụng công cụ pháp luật hành
chính và biện pháp hành chính, biện pháp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để làm sáng
tỏ hành vi vi phạm trên.
-Cơ quan tiến hành: Thủ trưởng
Chi cục thuế; cán bộ, nhân viên thu và hoàn thuế giá trị gia tăng; các cơ quan
có liên quan phải tham gia và được mời tham gia.
-Thời gian để thực hiện phương án:
từ 15 đến 30 ngày.
IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trên đây là 03 phương án cơ bản mà
tiểu luận đưa ra, mỗi phương án đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Để
lựa chọn được phương án tối ưu để giải quyết trong tình huống này, có thể xem xét
qua bảng so sánh sau:
PHƯƠNG ÁN
|
ƯU ĐIỂM
|
NHƯỢC ĐIỂM
|
Phương án 1
|
-Có tác dụng không chỉ trừng trị
hành vi vi phạm của Công ty H mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe các hành vi
vi phạm về thuế của các doanh nghiệp khác trên địa bàn.
-Có tính khả thi cao vì chỉ có
thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra để làm rõ được hành vi vi phạm
-Ít tốn kém nguồn lực.
|
-Không có căn cứ để khởi tố vụ án
hình sự nên rất khó để cơ quan điều tra có thể vào cuộc
-Thời gian tiến hành lâu vì phải
trải qua nhiều cơ quan, công đoạn theo đúng trình tự thủ tục tố tụng hình sự.
|
Phương án 2
|
-Xây dựng được một hệ thống cơ
sở pháp lý nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra công bằng,
lành mạnh.
-Đảm bảo cho mục tiêu, chính sách
của Đảng và Nhà nước phát huy được hiệu quả trong thực tế.
|
-Tốn kém nguồn kinh phí
-Thời gian thực hiện lâu
|
Phương án 3
|
-Là phương án nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước nên thái độ, ý
thức và trách nhiệm rất cao.
-Có tác dụng trực tiếp trong việc
xử lý hành vi vi phạm của Công ty H theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
-Ít tốn kém chi phí
|
-Phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Thủ trưởng cơ quan thuế và cán bộ, công
chức thuế tham gia.
-Cần có sự đồng thuận của nhiều chủ thể như: công an, Uỷ ban nhân dân,
Chính trị xã hội và nhân dân,..
|
Qua những so sánh trên,
tiểu luận xác định phương án 3 là phương án tối ưu để giải quyết tình huống này.
Bởi lẽ, nếu sử dụng phương án 1 còn thiếu căn cứ nên dễ có thể bị bỏ qua mà không
thể xử lý được hành vi vi phạm còn nếu sử dụng phương án 3 thì thời gian, nhân
lực cần nhiều nên chỉ có thể là biện pháp lâu dài mà không thể giải quyết trực
tiếp tình huống cụ thể. Do vậy, phương án 3 là phương án phù hợp nhất với tình
huống và các quy định hiện hành của pháp luật nước ta.
V. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN
NGHỊ
5.1.Giải pháp tổ chức
thực hiện phương án tối ưu
Để thực hiện được phương án
3 (phương án mà tiểu luận lựa chọn) cần phải tiền hành các bước cơ bản sau:
-Bước 1: Chi cục Trưởng
Chi cục thuế thành phố H ra Quyết định tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất Công
ty TNHH H. Trong quyết định này xác định thời gian, địa điểm, tổ chức, cơ quan
chịu trách nhiệm tiến hành cụ thể theo quy định. Thời gian ban hành Quyết định
này là 01 ngày.
-Bước 2: Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có nhiệm vụ, thẩm quyền tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra đột
xuất Công ty TNHH H thời gian tiến hành 02 ngày. Quá trình thanh tra, kiểm tra
cần có biên bản xác định vi phạm dự kiến mức xử lý theo quy định hiện hành của
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn khác.
-Bước 3: Chi cục Trưởng
Chi Cục thuế tiến hành mời đại diện hợp pháp của Công ty TNHH đến cơ quan để
xem xét giải quyết. Thời gian tiến hành 01 ngày (trừ trường hợp Công ty không đến).
-Bước 4: Chi cục Trưởng ra
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian tiến hành 01 ngày và chuyển
Quyết định đến các cơ quan có liên quan và Công ty TNHH Hoàng H.
-Bước 5: Tổ chức thực hiện
quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian 01 ngày. Trong trường hợp phải
cưỡng chế thì thời gian từ 2 đến 3 ngày để làm các thủ tục cần thiết.
5.2.Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện giải
pháp tối ưu trong tính thống nhất biện chứng của nó nhằm phát huy hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước, tiểu luận mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị cơ bản như
sau:
* Đối với Trung ương
-Sớm kiện toàn hệ thống văn
bản về thuế và các quy định liên quan đến quản lý và xử lý vi phạm về thuế. Chính
phủ, cần tổng kết, đánh giá và nghiên cứu làm tờ trình Quốc hội trong kỳ họp gần
nhất hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của
Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng thu hẹp khoảng cách các mức thuế suất;
cho phép doanh nghiệp tự in và chịu trách nhiệm về hoá đơn của mình;...
-Các bộ và cơ quan ngang bộ,
trong phạm vi trách nhiệm của mình cần nghiên cứu, tổng kết và rút kinh nghiệm
trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định về thuế và
quản lý thuế ở địa phương. Chủ động phân cấp, tạo điều kiện cho UBND và cơ quan
thuế ở địa phương phát huy tính sáng tạo và nghiệp vụ của mình trong quản lý hiệu
quả đối với các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn.
* Đối với địa phương
-Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật về thuế cho mọi đối tượng trên địa bàn bằng nhiều kênh
và hình thức khác nhau. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền vào đối tượng
doanh nghiệp và người tiêu dùng để họ có ý thức trong việc chấp hành nghiêm các
quy định của pháp luật.
-Nên Chi cục thuế thành phố
H cần chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển các hộ kinh doanh nhỏ ra khỏi diện
chịu thuế GTGT để quá trình vận hành của thuế thông suốt và sử dụng duy nhất một
phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ.
-UBND
chỉ đạo các cơ quan ra khuyến cáo nhằm khuyến khích cá nhân đòi hoá đơn khi mua
hàng. Có thể khẳng định rằng hoá đơn là khâu then chốt bảo đảm thành công khi
áp dụng thuế GTGT. Do đó, cần xây dựng các hình thức và biện pháp nhằm khuyến
khích người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, thuế và công tác
quản lý thuế của cơ quan, người có thẩm quyền có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Một mặt, nó phần phần hoàn thiện lý luận về khoa học quản lý tài
chính công, quản lý nhà nước hiệu quả,... Mặt khác, nó chính là nguồn quan trọng
để bổ sung vào ngân sách nhà nước góp phần tạo nguồn lực để đáp ứng các dịch vụ
công cho xã hội công dân. Do vậy, cần phải có lộ trình, giải pháp và những bước
đi thích hợp để kiện toàn, hoàn thiện và xây dựng mới từ cơ chế, quy định, đến
nguồn lực nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động quản lý nhà nước về thuế ở địa phương đúng
hướng, đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời, cần chủ động phát huy hơn nữu tính
năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức góp phần lành mạnh hoá, trong sách
hoá công tác quản lý thuế trong điều kiện hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế ở
Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, Quyết
định 146 ngày 4/12/2002, về điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số
mặt hàng trong đó chủ yếu là linh kiện sản xuất ôtô chưa đầy một tháng đã bị
ngừng thực hiện.
2. Bộ tài Chính, Quyết
định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
3.
Bộ Tài chính, Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18/05/2004, hướng dẫn thi hành
Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 của Chính phủ quy định về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
4.
Bộ Tài chính,
Quyết định số 3483/QĐ-BTC ngày 7/10/2005, về việc mở rộng thí điểm cơ chế tự kê
khai, tự nộp thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.
5. Chính phủ,
Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004, về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế toán.
6. Chính phủ, Nghị định
số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế
và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
7. Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003, về việc thí điểm thực hiện cơ chế
cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế.
8. Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003, quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
9. Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004, về việc phê duyệt chương trình
cải cách hệ thống thuế đến năm 2010.
10.
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005, về việc mở
rộng thí điểm cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế
tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất;
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài.
11. Quốc hội, Luật thanh
tra, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004.
12. Quốc hội, Luật thuế
giá trị gia tăng, được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008.
13. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, ngày
16/7/2002.
[1] Luật số
13/2008/QH12, Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
[2] Pháp lệnh số
44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 16/07/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý vi
phạm hành chính
Nhận làm chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp, khóa luận, đề án, tiểu luận các trường khối kinh tế trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học
ReplyDeleteGiá luận văn, báo cáo, chuyên đề các trường TC, CĐ, ĐH ( giá từ 200K – 1 triệu) tùy mức độ khó dễ của từng trường
Tiểu luận cao đẳng, đại học ( 200K – 500K)
Tiểu luận cao học ( 500K – 1tr)
Luận văn Cao học ( Từ 2 triệu – 5triệu)
Liên hệ nick: lvkinhte
Email: lvkinhte@gmail.com
Điện thoại: 098.513.0242
Zalo: 0985 130 242