Tin liên quan
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; khoa
học-công nghệ; giáo dục;… ở nước ta. Song, bên cạnh đó cũng có không ít những
nguy cơ, thách thức làm sói mòn, băng hoại hệ thống đạo đức, văn hóa, truyền
thống dân tộc; an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội;…Đứng trước những
cơ hội và thách thức, Đảng, Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống thể
chế, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức,…nhằm
đáp ứng và thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế. Vấn đề đáng quan tâm không chỉ hiện nay, mà ngay từ khi Nhà nước ta
mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bài phát biểu của mình, bài nói
chuyện và các tác phẩm đã khẳng định: “tham ô, lãng phí và quan liêu” là
căn bệnh, vấn nạn cần phải phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi; trong những năm
qua, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ chị về học tập đạo đức Hồ Chí Minh
về “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và quan liêu”; Nhà nước đã
thành đã ban hành Luật chống tham nhũng năm 2005; thành lập Ban chỉ đạo phòng
chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương;… đã tạo ra những chuyển biến
nhất định về mặt nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và nhân dân.

Thực tế, trong những năm qua nhiều vụ
án tham nhũng lớn của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước được phát hiện và
ngăn chặn như: Vụ án PMU 18; vụ án chiếm dụng đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng; vụ
án Lã Thị Kim Oanh;… bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Nhưng, tình
hình tham nhũng có chiều hướng diễn biến phức tạp thể hiện ở nhiều phương diện
cả về hình thức và thủ đoạn. Theo Báo cáo của Chính phủ đã phát hiện 379 vụ
việc tham nhũng, giảm 14% số vụ việc so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số
357 bị cáo bị xét xử về tội tham ô tài sản, có 17 trường hợp toà án tuyên không
phạm tội, 5 trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và 139 bị cáo được
hưởng án treo[1].
Công tác, điều tra, thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý của các cấp, các cơ
quan có thẩm quyền còn nhiều hạn chế.
Theo tinh thần, Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X[2]
về việc: kiên quyết đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hội
nghị đã thảo luận và quyết định ra Nghị quyết “Về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tổng bí thư nhấn
mạnh: “Chống tham nhũng, lãng phí là một cuộc đấu tranh vừa cấp bách, vừa có
trính lâu dài, phức tạp. Nhìn xuyên suốt cả nhiệm vụ đấu tranh thì phòng ngừa là chính. Nhưng trước tình hính
bức xúc hiện nay, phải hết sức coi trọng việc kiên quyết đấu tranh, phát hiện,
xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý cũng là để răn đe, là một biện pháp phòng
ngừa. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết phát hiện, xử lý có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, không vì phòng ngừa là chính mà không kiên quyết điều tra, xử lý
những vụ việc đã rõ, cũng như không chỉ kiên quyết xử lý mà coi nhẹ các biện
pháp cơ bản để phòng ngừa”. Với lý do trên, tiểu luận lựa chọn nội dung: “Đấu
tranh phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở
chính quyền địa phương cơ sở” làm nội dung nghiên cứu và xác định phạm vi
tiểu luận.
NỘI DUNG
I- XÁC ĐỊNH TÌNH HUỐNG
Công tác phòng, chống tham nhũng được
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và có nội hàm rộng. Chẳng hạn như: Dưới
góc độ quản lý nhà nước; tội phạm; cán bộ, công chức;… Hay trong hoạt động quản
lý nhà nước, phòng, chống tham nhũng cũng được tiến hành trong nhiều lĩnh vực,
nhiều mặt kể cả thực hiện chức năng quản lý và cung cấp dịch vụ công,… Do vậy,
tiểu luận xác định phạm vi tiếp cận về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về đất đai thông qua tình huống được đăng trên báo Pháp
luật và đời sống ngày 12 thág 11 năm 2008 về vụ án tham ô, tham nhũng đất
đai ở thị xã Sơn La: “Vụ án tham ô, tham nhũng đất đai lớn nhất ở thị xã Sơn La
(nay là Thành phố Sơn La) tiếp tục được dư luận đặc biệt quan tâm bởi số diện
tích đất bị chiếm lợi lên đến hàng chục nghìn m2 gây thất thoát cho Nhà nước
hàng tỷ đồng. Đã có thêm hàng loạt các đối tượng bị bắt, điều tra và truy tố
trong giai đoạn 2 của vụ án kéo dài nhất từ trước đến nay ở Sơn La (năm 2005
đến nay). Trong tổng số 13 bị can của giai đoạn 2 vụ án, đáng chú ý có 02
nguyên Chủ tịch xã, Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường thị xã Sơn La (cũ) cho đến
cấp cao hơn là Chủ tịch UBND thị xã Sơn la đều phạm tội. Kết thúc giai đoạn 1
điều tra và xét xử đã có 9 bị can phải lĩnh các mức án khác nhau, trong đó có
nhiều bị can dù đang thi hành án vẫn tiếp tục được đưa ra xét xử trong giai
đoạn 2 của vụ án này. Cà Văn Ngọc nguyên Chủ tịch UBND xã Chiềng Sinh (nay là
phường Chiềng Sinh TP. Sơn la) từ năm 2000 đến 2004 đã ký xác nhận vào các hồ
sơ chuyển nhượng đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không từng
kiểm tra từng hồ sơ theo chức trách, nhiệm vụ của mình. Trong thời gian này,
địa bàn xã Chiềng Sinh có tuyến đường quốc lộ 6 đi qua đang bắt đầu giai đoạn
đền bù, giải phóng mặt bằng để nâng cấp, chỉnh sửa (năm 2004), do đó việc
chuyển nhượng đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân là
rất lớn. Chỉ vì không kiểm tra từng hồ sơ mà ông Ngọc đã ký xác nhận cho 17
trường hợp vi phạm quy hoạch, xác định không đúng với nguồn gốc, thời điểm hiện
trạng, vị trí và mục đích sử dụng đất trong xã. Trong tổng số 17 trường hợp ông
Ngọc ký xác nhận sai phạm trong hồ sơ, số diện tích đất sai phạm đã lên tới
8.738 m2, trong đó đất thổ cư 2.569 m2, gây thiệt hại cho nhà nước trên 1,3 tỷ
đồng. Cũng vậy, ông Lường Văn Thông, nguyên Chủ tịch UBND xã Hua La cùng thời
điểm trên do tin tưởng cấp dưới là Tòng Văn Dâm (cán bộ địa chính xã) không
kiểm tra các hồ sơ cụ thể mà ký xác nhận bừa vào các hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sai đối tượng, tiêu chuẩn cấp đất theo Chỉ thị 10. Số hồ
sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ông Thông ký bừa này đều
không đúng nguồn gốc, thời điểm, hiện trạng và mục đích sử dụng đất do cấp dưới
trình lên. Trong tổng số 16 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai
phạm này đã làm thoát thoát của nhà nước trên 618 triệu đồng với tổng diện tích
gần 20.000 m2 trong đó có 4.619 m2 đất thổ cư…”.
II- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Qua tình
huống trên, những cán bộ, công chức có chức vụ, thẩm quyền ở thị xã Sơn La (cũ)
sẽ bị trừng trị thích đáng theo pháp luật Việt Nam đặc biệt là Bộ luật Hình sự.
Song, vấn đề đáng quan tâm không phải là các cán bộ, công chức có thẩm quyền
trên bị xử lý như thế nào ? ... mà vấn đề quản lý nhà nước đối với quản lý cán
bộ, công chức có thẩm quyền, đặc biệt là cán bộ, công chức ở chính quyền cấp xã
(xã, phường, thị trấn) trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm tráng tình trạng gây thất thoát lãng
phí, tham ô của Nhà nước. Vấn đề đặt ra cần phải giải quyết:
- Nguyên
nhân về thể chế pháp luật; năng lực và sự thoái hóa biến chất của cán bộ, công
chức có thẩm quyền dẫn đến tình trạng tham nhũng hoặc để cho cấp dưới thao
túng.
- Xây dựng
phương án nhằm hoàn thiện cơ chế, thủ tục hoạt động quản lý nhà nước về đất đai
và làm trong sạch lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
III- NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HUỐNG
Tình trạng, cán bộ địa chính xã tự tung, tự tác; người đứng đầu cơ quan
hành chính ở cơ sở (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã) làm ngơ, bỏ mặc, thiếu
trách nhiệm,…là những vấn đề cơ bản khẳng định nguyên nhân làm nảy sinh các vụ
tiêu cực, vi phạm pháp luật, tham nhũng,.. ở chính quyền cơ sở (xã, phường, thị
trấn) hiện nay của nước ta. Thông qua tình huống trên có thể thấy các nguyên
nhân khách quan và chủ quan chủ yếu sau đây:
1- Những nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những yêu tố không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của con người, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những biểu hiện tiêu cực,
tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai ở chính quyền cơ sở xã Chiềng Sinh
(nay là phường Chiềng Sinh) và Hua La (TP. Sơn La hiện nay). Biểu hiện thông
qua các nguyên nhân cơ bản như:
Thứ nhất, về mặt thể chế pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức cán bộ ở cấp xã.
- Vấn đề phân cấp chức năng, nhiệm vụ quyền hạn quản lý nhà nước về đất
đai hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở “hình thức” phân cấp một số nhiệm vụ, thẩm
quyền (phân cấp theo chức năng) mà chưa có sự phân cấp theo lãnh thổ quản lý.
Điều này được thể hiện thông qua các văn bản luật hiện hành của nước ta như:
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân nhân năm 2003 ngày 26 tháng 11
năm 2003 xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, khoản 4, Điều 111: “Quản
lý sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích
ở địa phương;…”. Như vậy, việc phân cấp theo lãnh thổ không xác định chính
quyền cấp xã có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý về đất đai theo Luật
đất đai năm 2003. Song, việc phân cấp theo chức năng được thực hiện theo quy
định của các văn bản như: Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP
ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác định: “Sở tài nguyên và
Môi trường tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên khoáng sản;… (Điều 8 khoản 9 Nghị định
số 13) và “Phòng tài nguyên và Môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất;… (Điều 7 khoản 4
Nghị định số 14). Theo quy định của Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp xác định công chức chuyên môn về tài nguyên và
môi trường cấp xã (địa chính xã) có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân cấp
xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng tài nguyên và Môi trường
cấp huyện. Việc tham mưu của cán bộ địa chính xã về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp xã, về giao đất cho thuê, đấu thầu, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển mục đích sử dụng đấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật; triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau
khi cấp có thẩm quyền quyết định. Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp xã
việc cho thuê đất, chuyển đổi sử dụng đất, đăng ký giao dịch,…Thực hiện việc
đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai,… (Phần III,
mục I và II Thông tư số 03). Như vậy, việc phân cấp theo chức năng đã làm cho
công tác quản lý ở địa phương không được xác định trách nhiệm, bởi lẽ cơ chế
xác định: Cán bộ địa chính chỉ là cán bộ tham mưu cho Ủy ban nhưng lại thực
hiện chức năng khá lớn về chuyên môn quản lý đất, trong khi đó người đứng đầu
Ủy ban nhân dân chỉ thực hiện ký theo thủ tục tham mưu, sự đệ trình của cán bộ
này mà không có chuyên môn đối với lĩnh vực quản lý. Cơ chế này đã tạo ra một
nghịch lý ở xã Chiềng Sinh khi cán bộ địa chính xã trình lên thì Chủ tịch chỉ
việc ký mà không biết gì về việc thẩm định chuyên môn, thẩm định hồ sơ. Như
vậy, tính đan xen của các mối quan hệ ngang (phân cấp theo lãnh thổ) và mối
quan hệ dọc (phân cấp theo chuyên môn) đã tạo ra một cơ chế thủ tục quá hình
thức trong quản lý nói chung ở Nhà nước ta hiện nay.
- Các văn bản xác định trách nhiệm về thủ trưởng, người đứng đầu khi để
xảy ra tham nhũng. Trên cơ sở Luật phòng chống tham nhũng ngày 29/11/2005 và
sửa đổi bổ sung ngày 4 tháng 8 năm 2007; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 09 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ
trách, quản lý Điều 15 xác định thành lập Hội đồng xem xét xử lý gồm: 1 chủ
tịch Hội đồng là cấp trưởng hoặc cấp phó cơ quan; 1 ủy viên Đảng ủy xã và 1 ủy
viên đại diện công đoàn; Điều 7 xác định các hình thức như: khiển trách; cảnh
cáo; cách chức. Như vậy, việc thành lập Hội đồng xem xét chưa đảm bảo tính
khách quan, mặt khác chế tài quá nhẹ không đủ sức răn đe và sự cố tình né tránh
của thủ trưởng cơ quan khi mà các sai phạm chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự,…
Thứ hai, tính công khai minh bạch hóa hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở
không được tổ chức thực hiện tốt.
Theo quy định của Nghị định số 120/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng ngày 20/10/2006 xác
định trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong việc công khai hóa, minh bạch
hoạt động; chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng ở cơ quan, đơn
vị,… nhưng qua thực tiễn của tình huống trên cho thấy, mối dây liên hệ của
“tham nhũng” không chỉ dừng lại ở hành vi của cá nhân cán bộ, công chức mà có
tính “dây truyền” từ trên cho xuống dưới. Do vậy, chế độ minh bạch hóa hoạt
động; thanh tra kiểm tra và báo cáo tình hình chống tham nhũng chỉ là hình thức
trong hoạt động công vụ hiện nay. Do vậy, khi phát hiện ra tham nhũng của cán
bộ địa chính xã, đã kéo theo hàng loạt cán bộ từ cấp huyện lên cấp tỉnh,… nên
quá trình điều tra, phát hiện và xét xử phải kéo dài nhiều năm. Như vậy, việc
xác định thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất,.. do một số cán bộ có
thẩm quyền thâu tóm, không công khai thông tin, thủ tục và trình tự,… đã dẫn
đến những việc làm tiêu cực gây thất thoát tiền của nhà nước và quyền lợi của
người dân.
Thứ ba, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc xã còn nhiều bất cấp về cơ chế
và hình thức giám sát. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Mặt trận tổ
quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999: “Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây: (a) Động viên nhân dân
thực hiện quyền giám sát; (b) Tham gia hoạt động giám sát với các cơ quan quyền
lực nhà nước; (c) Thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và
các thành viên… kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, cả ba
hình thức này không đảm bảo cho Mặt trận thực hiện tốt vai trò cơ quan giám sát
của mình đối với chính quyền địa phương và cán bộ dân cử. Có chăng, chỉ có hình
thức thu thập ý kiến bỏ phiếu tín nhiệm chủ tịch xã là có tính khả thi.
Ngoài các nguyên nhân trên, thì các nguyên nhân khách quan khác như: kê
khai tài sản; chế độ thanh tra, kiểm tra định kỳ; điều kiện kinh tế-xã hội ở
địa phương;… có những tác động không nhỏ đến buông lỏng hoạt động quản lý của
chính quyền địa phương nói chung và chính quyền xã nói riêng.
2- Những nguyên nhân chủ quan
Những nhân tố thuộc về chủ quan trực tiếp tác động đến hành vi tham
nhũng, buông lỏng quản lý của cán bộ công chức;…lại phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của người cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở. Có thể thấy, những
nguyên nhân cơ bản như:
- Năng lực, đạo đức phẩm chất của cán bộ, công chức cấp xã: Quy chế
tuyển dụng cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức cấp xã làm công tác
chuyên môn còn phụ thuộc quá lớn vào cơ chế Đảng giới thiệu, cử, cấp trên bổ
nhiệm hoặc dân bầu… do vậy, năng lực, trình độ cán bộ còn có quá nhiều bất cập.
Tình huống trên cho thấy, Chủ tịch UBND xã không kiểm tra hồ sơ mà ký bừa vào
các bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chứng minh khả năng
về năng lực trong quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để cho cấp dưới (cán
bộ địa chính) điều khiển và thao túng mọi công việc dẫn đến tình trạng cấp trên
để cấp dưới qua mặt hoặc tham nhũng.
Đạo đức phẩm chất, đây là vấn đề lớn quan trọng có tác động lớn nhất vào
hành vi tham nhũng và buông lỏng quản lý hiện nay. Tình trạng cán bộ xuống cấp
về đạo đức, lối sống, tha hóa và coi lợi ích cá nhân, vật chất lên trên hết,…
đầu xuất hiện trong các vụ án tham nhũng, lớn nhỏ trong thời gian qua. Thực
tiễn, tình huống trên cũng cho chúng ta thấy biểu hiện của sự thoái hóa của các
bộ, công chức, bị cám dỗ trước “đồng tiền”,… dẫn đến hành vi bất chấp pháp
luật, bất chấp đạo lý để tham nhũng.
Thực tế, nếu Chủ tịch xã mà trong sạch, có năng lực thì cán bộ địa chính
xã có “ăn vụng” cũng chỉ ăn lén chứ không thể ngang nhiên vòi tiền các hồ sơ,
các dự án như tình huống trên.
- Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân xã Chiềng Sinh cũng là
nguyên nhân tạo ra sự tham nhũng lớn ở địa bàn. Nếu sự tham gia phát huy dân
chủ của người dân ở Thôn để phát hiện và giám sát hoạt động của cán bộ, chính
quyền xã; các cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận không đúng,… thì vấn đề
tham nhũng có thể được phát hiện, ngăn chặn và chỉnh đốn ngay từ đầu. Song, vấn
đề sinh hoạt dân chủ thông qua tổ chức tự quản Thôn và những nhận thức về pháp
luật, các quy định về quyền sử dụng đất ở đất nông nghiệp,… còn hạn chế nên
việc giám sát, việc chính quyền có công khai hay không công khai các trình tự
thủ tục,… người dân cũng không có phản ứng gì.
- Sự né tránh trong công tác phòng, chống tham nhũng. Về cơ bản hiện
nay, các hành vi và biểu hiện tham nhũng ở cơ quan đơn vị thường dễ phát hiện.
Song, sự “không liên quan trách nhiệm” đã tạo ra sự thờ ơ, bỏ mặc hay thậm trí
còn “ngại” đụng chạm vì mối dây liên hệ “tình cảm” hay “nể” vì quan hệ cấp
trên, cấp dưới.
IV- HẬU QUẢ
Sự tác
động và ảnh hưởng của tham nhũng đến tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước; đến
đời sống chính trị; kinh tế-xã hội;… là rất lớn và có tính chất hệ lụy cao.
Trong tình huống trên có thể thấy những tác hại của nó đến các lĩnh vực như:
- Gây
thiệt hại trực tiếp đến tài sản của của nhà nước, tài sản của nhân dân. Rõ
ràng, chỉ với thẩm quyền được phân cấp quản lý về đất đai như hiện nay của chính
quyền xã Chiềng Sinh mà có thể gây ra những hậu quả thiệt hại hàng tỷ đồng của
nhà nước; những thiệt hại có liên quan đến việc xác định sai nguồn gốc đất,
chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi nhằm
thu lợi bất chính của cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND xã. Điều này chứng tỏ
rằng, các vụ án tham nhũng thường gây ra những thiệt hại lớn đối với tài sản
của Nhà nước và nhân dân.
- Gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín và chất lượng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Sự
giảm sút uy tín thông qua các bộ, công chức xuống cấp về đạo đức đã tạo ra
những rào cản về sự hợp tác “thân thiện” giữa người dân và chính quyền trong
việc giải quyết những quyền lợi, nhu cầu chính đáng và tổ chức thực thi nhiệm
vụ của nhà nước. Điều này làm phát sinh sự độc đoán, chuyên quyền, sách nhiễu
trong hoạt động quản lý nhà nước; thiếu sự giám sát và tôn trọng của nhân dân
đối với các quyết định hành chính của chính quyền địa phương cơ sở. Tạo ra một
hệ thống bộ máy không có năng lực, hoạt động không có hiệu quả,…Hình thành bè
phái, cục bộ địa phương trong bố trí, sử dụng và tiến hành hoạt động quản lý ở
chính quyền cấp xã.
- Tạo ra
những tiền lệ xấu trong tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Những ảnh hưởng
của hành vi tham nhũng trong ở chính quyền xã là cơ sở để tạo ra những tiêu cực
có tính chất “dây truyền”; những hệ lụy mang tính bắt trước “lớn ăn kiểu lớn,
bé ăn kiểu bé”. Sự mặc nhiên ảnh hưởng và liên quan cứ ngấm dần và tự bùng phát
trong hoạt động công vụ ở chính quyền cơ sở.
- Tác động
đến sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định và bền vững của địa phương. Những tác
động đến sự phát triển kinh tế đối với các dự án, các doanh nghiệp trên địa
bàn, hay tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từ hậu quả của
việc “lãng phí” tiền tham nhũng có thể được tạo ra ở địa phương. Điều quan
trọng là nó làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức, giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và của địa phương.
V- PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Để giải
quyết vấn nạn tham nhũng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở chính
quyền địa phương cơ sở, mà cụ thể là xây dựng các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng qua thực tiễn ở xã Chiềng Sinh, tiểu luận xin nêu lên các phương án cụ
thể như sau:
* Phương
án một, xây dựng cơ chế phản biện xã hội tốt ở địa phương nói chung và
địa phương cơ sở nói riêng
- Ưu
điểm: Phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và quy định về vị trí, vai
trò của Mặt trận Tổ quốc ở xã. Xây dựng cơ chế phản biện nhằm:
+ Thực hiện tốt cơ chế giám sát chất lượng hoạt động của chính quyền xã.
+ Bảo đảm
đội ngũ cán bộ, xã phường có đủ uy tín, năng lực phẩm chất ở đáp ứng các yêu
cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương và yêu cầu đòi hỏi của người dân địa
phương.
- Hạn
chế:
+ Thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
+ Thời
gian lâu, vì cơ chế thủ tục và trình tự thay đổi quy chế và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan.
- Kế
hoạch thực hiện phương án:
+ Tiến
hành sửa đổi lại quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo
trình tự thủ tục Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2001 quy
định
+ Tiến
hành các hoạt động phản biện về Nghị quyết và kế hoạch, báo cáo hoạt động của
Hội đồng nhân dân xã; Ủy ban nhân dân xã; tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với
các cán bộ lãnh đạo chính quyền xã
* Phương
án hai, xây dựng cơ chế công khai, minh bạch trong thực hiện quản lý nhà nước
về đất đai. Từ minh bạch hóa vấn đề tuyển dụng cán bộ địa chính, chủ tịch,
phó chủ tịch UBND xã đến các trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục hành chính về
đất đai và minh bạch hóa tài sản cá nhân cán bộ, công chức xã. Điều này đòi hỏi
khả năng giải trình của cán bộ, công chức có thẩm quyền trước nhân dân và các
tổ chức chính trị-xã hội về những hoạt động liên quan đến thủ tục lựa chọn nhà
thầu; dự án và các trình tự thủ tục liên quan đến xác định nguồn gốc đất, chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Ưu
điểm:
+ Lựa chọn
được nhân tài, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng với yêu cầu của công việc, lành
mạnh hóa đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Thực
hiện tốt pháp luật, dân chủ cơ sở nhằm phát huy vai trò giám sát của người dân
và tổ chức tham gia.
- Hạn
chế:
+ Việc xây
dựng các cơ chế đòi hỏi phải ban hành mới hoặc sửa đổi nhiều quy phạm pháp luật
+ Có thể
phải tổ chức thí điểm.
- Kế
hoạch thực hiện phương án:
+ Tiến hành
xây dựng đề án, tổ chức thí điểm.
+ Xây dựng
hệ thống pháp luật cần thiết.
+ Tổ chức
mở rộng phạm vi áp dụng.
* Phương
án ba, kết hợp cả hai phương án trên
- Ưu
điểm:
+ Kết hợp
được nhiều ưu điểm của cả hai phương án.
+ Khắc
phục những hạn chế của mỗi phương án.
- Hạn
chế:
+ Cơ chế
tổ chức và thông qua hiện hành còn nhiều công đoạn, thủ tục ở nhiều cấp.
+ Mất
nhiều thời gian trong việc tổ chức thí điểm và xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật.
- Kế
hoạch thực hiện phương án:
+ Tổ chức
tốt cơ chế phản biện đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và cán bộ,
công chức thực thi công vụ.
+ Xây dựng
đề án công khai hóa và minh bạch hóa.
+ Tổ chức
thực hiện.
VI- KẾ HOẠCH XỬ LÝ PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
Để thực
hiện được kế hoạch xử lý phương án ba (phương án tối ưu) cần phải tiến hành một
cách đồng bộ, kịp thời ở nhiều khâu, nhiều thủ tục và ở nhiều cơ quan có liên
quan. Song, tiểu luận xin nêu lên những giai đoạn chủ yếu để thực hiện phương
án tối ưu như:
- Giai
đoạn 1:
Tiến hành xây dựng đề án, quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc xã
đối với chính quyền và cán bộ, công chức xã. Để thực hiện được chức năng này
cần:
- Tiến
hành sửa đổi điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm bổ sung hình thức phản
biện xã hội của Mặt trận đối với hoạt động quản lý nhà nước và cán bộ dân cử.
Để có thể sửa đổi được điều này, cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục
pháp luật quy định như: Thông qua kỳ họp của Quốc hội tại cuộc họp gần nhất để
đưa vào chương trình xây dựng, sửa đổi luật ở kỳ họp lần sau. Tiến hành thông
qua nội dung sửa đổi điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy,
ít nhất phải thông qua hai kỳ họp mới có thể được tiến hành sửa đổi. Song, để
đảm bảo vừa hợp pháp vừa kịp thời gian, thì đại biểu quốc hội hoặc Mặt trận Tổ
quốc có thể báo cáo và đề nghị Quốc hội ban hành và thông qua Nghị quyết sửa
đổi Điều 12 tại kỳ họp gần nhất; cũng có thể Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết trong kỳ họp gần nhất. Nghị quyết
của Quốc hội là cơ sở để tiến hành tổ chức thực hiện hình thức phản biện của
Mặt trận.
- Tiến
hành triển khai (khi có Nghị quyết hoặc Luật sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam), Chính phủ ban hành Nghị định về việc tổ chức triển; Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh và UBND cấp huyện ban hành Chỉ thị;…cụ hóa ở Bộ và địa
phương. Phải tuân thủ quy trình này đảm bảo đúng trình tự, thủ tục mà Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Mặc dù, quy trình này còn rườm rà,
mất nhiều thời gian và có thể chậm được tổ chức thực hiện.
+ Đối với
Mặt trận Tổ quốc xã, tiến hành nâng cao khả năng, kỹ năng phản biện của các
thành viên qua tập huấn nhằm thực hiện tốt phản biện xã hội đối với các đề án,
hoạt động quản lý, kế hoạch quản lý tài nguyên đất đai theo đúng quy hoạch, quy
định của pháp luật và điều kiện ở địa phương.
- Giai đoạn 2: Tiến hành
xây dựng và thực hiện cơ chế minh bạch hóa quy trình tuyển chọn cán bộ địa
chính, cán bộ dân cử (chủ tịch xã); quy trình thủ tục liên quan đến đất đai và
kê khai tài sản xủa cán bộ, công chức xã; quy trình giải trình trách nhiệm
trước dân và tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở về mỗi hoạt động quản lý nhà nước
về đất đai.
- Tiến
hành xây dựng và tổ chức thực hiện minh bạch hóa tuyển dụng. Đây là giai đoạn
khó với cơ chế hiện nay, nhưng dù sớm hay muộn vẫn phải được triển khai nhằm
thu hút nhân tài và lựa chọn cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức thực thi
hoạt động công vụ ở chính quyền xã. Mặt khác, việc đào tạo nhân tài phải gắn
liền với cơ chế sử dụng nhân tài. Song để tiến hành được kế hoạch này, Bộ tư
pháp cần xây dựng đề án thông qua Chính phủ và Quốc hội phê chuẩn có thể tổ
chức thực hiện ngay hoặc tổ chức thí điểm (phương pháp an toàn nhất mà Việt Nam vẫn áp
dụng). Đồng thời, chính quyền cấp tỉnh, cũng có thể đổi mới theo hướng trao
quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền cấp xã (thông qua phân cấp lãnh thổ).
Chẳng hạn như, để tránh sự chồng chéo hoạt động, ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng cấp tỉnh chỉ nên chỉ đạo, giám sát tổ chức thực hiện mà không nên can
thiệp trực tiếp công việc của các cơ quan chức năng địa phương.
- Tiến
hành minh công khai hóa và tính giải trình của cán bộ, công chức cấp xã về
trình tự thủ tục liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai. Đây là những thủ
tục cần thiết và phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đất đai ở địa
phương. Do vậy, cần xác định các vấn đề liên quan đến dự án sử dụng đất, quy
hoạch quỹ đất, xác định nguồn gốc đất, loại đất…phải được xây dựng và tiến hành
công khai dưới nhiều hình thức phù hợp và có hiệu quả nhằm đảm bảo mọi trình tự
đều được người dân nắm, hiểu và giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Chẳng
hạn, việc đưa xuống các thôn sinh hoạt dân chủ, công khai về những vấn đề liên
quan đến việc xác định loại đất, nguồn gốc đất, … của các hộ gia đình, tổ chức
có đất ở thôn. Đồng thời, việc giải trình về kế hoạch và biện pháp tổ chức thực
hiện là vừa là cơ sở để dân cư giám sát trực tiếp, vừa là cơ sở để khẳng định
năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã. Hai vấn đề
này cần phải được tổ chức thực hiện thống nhất trong quá trình tạo cơ chế giám
sát của dân cư và tổ chức chính trị-xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước ở
cơ sở nói chung, trong đó có quản lý nhà nước về đất đai. Để thực hiện được
giải pháp này, cần phải kết hợp giữa quy định của Luật đất đai (mạnh dạn phân
cấp cụ thể cho chính quyền cấp xã) và xây dựng thành các quy định trong hương
ước làng xã, tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản.
- Tiến
hành minh bạch hóa tài sản: Hiện nay vấn đề trả lương qua tài khoản vẫn chưa
làm minh bạch hóa thu nhập của cán bộ, công chức. Việc sử dụng tiền mặt là một
trong những cản trở cho việc xác định tài sản và kê khai tài sản của cán bộ,
công chức hiện nay. Do vậy, để minh bạch hóa tài sản, Ủy ban pháp chế của Bộ Tư
pháp cần chủ động xây dựng đề án kiểm soát nhằm xác định và minh bạch hóa về
tài sản của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức xã nói riêng theo
những điều kiện nhất định.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I- KIẾN NGHỊ
Vấn đề
tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng là một vấn đề nóng, liên quan đến cán
bộ, công chức có thẩm quyền. Do vậy, việc tổ chức xây dựng các đề án cần phải
được tiến hành nhằm góp phần ngăn chặn những biểu hiện, hành vi tham nhũng
trong cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền xã nói riêng. Song để, chính
quyền xã có thể thực hiện tốt chức năng quản lý của mình và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của quản lý nhà nước, đẩy lùi tình trạng tham nhũng tiểu luận xin nêu
lên một số kiến nghị cơ bản như:
Một là, nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc lãnh đạo, thực hiện tốt nguyên tắc phê bình
và tự phê bình nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã.
Hai là, vận động sự tham gia
tích cực của các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân địa phương, nhất là Mặt
trận tổ quốc trong việc tiến hành các hình thức giám sát hoạt động quản lý nhà
nước ở cơ sở và cán bộ dân cử nhằm phát hiện, báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm
quyền kịp thời ngăn chặn và làm lành mạnh hóa mọi hoạt động của chính quyền và
cán bộ dân cử.
Ba là, thực hiện tốt quy chế
công vụ đối với cá nhân Chủ tịch xã và chính quyền xã; cá nhân cán bộ địa chính
xã với Chủ tịch xã (UBND xã) và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nhằm
xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể
trong hoạt động quản lý đất đai ở địa phương.
II- KẾT LUẬN
Tóm
lại,
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việc lâu dài, bền bỉ và có
nhiều phức tạp. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo tốt
các nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật về tính công khai, dân chủ, công bằng
và hợp pháp đối với các hành vi của cán bộ, công chức xã. Thực hiện tốt vấn đề
này nhằm góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X họp từ ngày 24/7 đến29/7/2008 tại Thủ đô Hà Nội.
2- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân nhân năm 2003 ngày 26
tháng 11 năm 2003.
3- Luật phòng chống tham nhũng ngày 29/11/2005 và sửa đổi bổ sung ngày 4
tháng 8 năm 2007.
4- Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999
5- Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
6- Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
7- Nghị định số 120/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng ngày 20/10/2006 xác định trách
nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong việc công khai hóa, minh bạch hoạt động;
chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng ở cơ quan, đơn vị
8- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
9- Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định xử lý
trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, quản lý.
10- Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp thứ 13 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội sáng 8/10/2008 về đẩy mạnh công tác phòng, chống tham
nhũng.
11- Báo điện tử Pháp
luật và đời sống.
This way my partner Wesley Virgin's story begins with this shocking and controversial video.
ReplyDeleteAs a matter of fact, Wesley was in the military-and soon after leaving-he found hidden, "self mind control" secrets that the government and others used to get whatever they want.
THESE are the same tactics many famous people (especially those who "come out of nowhere") and top business people used to become wealthy and famous.
You probably know that you use less than 10% of your brain.
Really, that's because most of your BRAINPOWER is UNCONSCIOUS.
Perhaps that expression has even occurred INSIDE OF YOUR very own head... as it did in my good friend Wesley Virgin's head 7 years ago, while driving a non-registered, beat-up bucket of a car without a driver's license and in his pocket.
"I'm absolutely frustrated with going through life paycheck to paycheck! Why can't I turn myself successful?"
You've been a part of those those questions, isn't it so?
Your success story is waiting to be written. All you have to do is in YOURSELF.
CLICK HERE To Find Out How To Become A MILLIONAIRE
You should see how my colleague Wesley Virgin's story launches with this shocking and controversial VIDEO.
ReplyDeleteYou see, Wesley was in the military-and shortly after leaving-he discovered hidden, "self mind control" secrets that the CIA and others used to get everything they want.
These are the same secrets lots of celebrities (especially those who "come out of nowhere") and the greatest business people used to become rich and famous.
You probably know how you use less than 10% of your brain.
That's because the majority of your BRAINPOWER is UNCONSCIOUS.
Maybe this thought has even taken place INSIDE your own brain... as it did in my good friend Wesley Virgin's brain about 7 years back, while driving a non-registered, beat-up bucket of a car with a suspended license and with $3.20 in his pocket.
"I'm absolutely fed up with going through life paycheck to paycheck! When will I get my big break?"
You've taken part in those types of conversations, ain't it so?
Your success story is going to happen. You just have to take a leap of faith in YOURSELF.
UNLOCK YOUR SECRET BRAINPOWER