MỤC
LỤC
Trang
Lời nói đầu
|
2
|
I. Tình huống
|
3
|
1. Hoàn cảnh ra đời
|
3
|
2. Diễn biến tình huống
|
3
|
II. Phân tích, xử lý tình huống
|
7
|
1. Mục tiêu giải quyết tình huống
|
7
|
2. Cơ sở lý luận
|
8
|
3. Phân tích tình huống
|
9
|
4. Giải quyết tình huống
|
13
|
III. Kiến nghị
|
16
|
Kết luận
|
17
|
Danh mục tài
liệu tham khảo
|
18
|
LỜI
NÓI ĐẦU
Hơn
20 năm thực hiện nền kinh tế chuyển đổi: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và mới đây là hội nhập kinh tế quốc tế (thành viên của Tổ chức Thương
mại Quốc tế-WTO) đã tạo ra nhiểu tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã
hội ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo; đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần;…. Song, những
thách thức mang tính nguy cơ luôn tiềm ẩn, đe doạ đến sự phát triển bền vững của
nền kinh tế, truyền thống văn hoá, an ninh chính trị của dân tộc. Một trong những
thách thức có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xuất phát từ hiệu
quả quản lý của nền hành chính công truyền thống ở nước ta hiện nay. Điều này đã
tạo nên tính thụ động, ỷ lại, thiếu trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm trong
cơ chế của nền hành chính công truyền thống. Mặt khác, tính năng động của nền
kinh tế không được bảo đảm đáp ứng với những quyết sách chính trị; chính sách;
chiến lược; tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức;… đã kìm hãm sự phát triển
trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lâm
nghiệp, sự phát triển giữa tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu khai thác quá mức
tài nguyên thiên nhiên rừng để phát triển kinh tế là một ngịch lý trong quy hoạch
và phát triển kinh tế-xã hội ở một quốc gia.
Trong
những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng theo đúng tính chất, vị trí của nó trong xây
dựng và phát triển đất nước. Với mục đích vừa đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, vừa
là động lực để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, nhất xoá
đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, một thực trạng
thường thấy hiện nay là việc khai thác quá mức; không chú ý đến phát triển bền
vững; buông lỏng quản lý;… đã làm cho nhiều cánh rừng tự nhiên biến mất, vùng đất
có tiềm năng phát triển rừng trở nên hoang hoá, cây công nghiệp lâu năm không có
khả năng khai thác hiệu quả;... dẫn đến những hậu quả về thiên tai, môi trường
sinh thái bị ô nhiễm;… tác động xấu đến đời sống của nhân dân. Điều này cho thấy,
những bất cập về thể chế pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển và khai
thác rừng không hợp lý, trong đó nhất là chính quyền địa phương các cấp chưa thực
hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình đối với các diện tích rừng
thuộc đơn vị hành chính lãnh thổ, nên đã để xảy ra tình trạng phá rừng, đốt rừng
làm dẫy theo tập tục, cháy rừng,… thậm chí kể cả những trường hợp lợi dụng kẽ hở
của các quy định của pháp luật nhằm khai thác trái phép thu lợi cho cá nhân;…
Trước
những thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng. Chẳng hạn như: Nghị định số 5/2008/NĐ-CP ngày
14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất
giai đoạn 2007-2015; Chỉ thị số 334/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày
10/03/2009 về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng;… nhằm khôi phục, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên rừng phục vụ
cho phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Cùng với những kiến
thức lý luận khoa học quản lý nhà nước đã được học, tiểu luận xác định vấn đề:
“Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở chính
quyền cấp tỉnh” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
I. TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh ra đời
Trước
những diễn biến phức tạp của tình trạng phá rừng, nhiều người dân và cán bộ kiểm
lâm có tinh thần trách nhiệm vẫn giữ thái độ, lập trường kiên quyết đấu tranh với
loại tội phạm nguy hiểm này. Cuối tháng 03 năm 2009, nhận được thông tin tố cáo
của các hộ dân sống tại xã Quảng Tân-huyện Tuy Đức-tỉnh Đắk Nông về tình trạng
buông lỏng quản lý nhà nước về rừng ở tỉnh Đắk Nông, những kẻ xấu đã lợi dụng
chính sách của Nhà nước về xã hội hoá công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc để khai thác trái phép lâm sản. Tổng biên tập Báo nhân dân đã cử phóng
viên Quang Anh đến địa bàn để xác minh và nắm tình hình ở địa phương này.
2.
Diễn biến tình huống
Qua
thập nhập thực tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và làm việc với lãnh đạo Uỷ ban nhân
dân tỉnh, huyện, phóng viên Quang Anh đã thu thập được những chứng cứ xác định
tình hình quản lý và khai thác rừng theo như đơn thư của bà con như sau: “… Ngày 15-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông đã
ban hành Quyết định số 1007/QĐ-CTUBND, về việc cho Công ty Ngọc Thạch thuê
589,1 ha đất tại các Tiểu khu 1515, 1516 thuộc xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức),
trong đó có 535,4 ha rừng tự nhiên và 53,7 ha đất trống để thực hiện dự án bảo
vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu. Ngày 30-8-2006, UBND tỉnh Đắk Nông lại ban
hành Quyết định số 1097/QĐ-CTUBND điều chỉnh, bổ sung một số điểm của Quyết
định 1007. Theo hai quyết định này của UBND tỉnh Đắk Nông, thì hiện trạng khu
đất giao cho Công ty TNHH Ngọc Thạch thuê đưa vào quản lý, khoanh nuôi bảo vệ
rừng tập trung là 249,3 ha; khoanh nuôi làm giàu rừng là 124 ha và diện tích
còn lại khoảng 116 ha để trồng rừng gồm cao su, keo, gió bầu… và trồng cây công
nghiệp, đồng cỏ, và xây dựng cơ sở hạ tầng…
Đến tháng 2-2007, Công ty
TNHH Ngọc Thạch chính thức nhận biên bản bàn giao thực địa với tổng diện tích
là 451,9 ha đất và rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên là 416,2 ha và đất không
có rừng là 35,7 ha. Mặc dù được tỉnh và các cấp, các ngành ở địa phương tạo
điều kiện cho thuê đất chiếm phần lớn là rừng, nhưng do không đủ năng lực và
buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên chỉ sau hai năm thực hiện dự án
đã có 90 ha rừng thuộc lâm phận công ty quản lý bị lâm tặc xóa sổ, thay vào đó
là những rẫy sắn của người dân địa phương.
Trước tình trạng rừng do
công ty quản lý bị tàn phá nặng nề, sau một thời gian kiểm tra, ngày 20-1-2009
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có báo cáo số 44/BC-KL về kết quả kiểm tra
tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của Công ty TNHH Ngọc Thạch,
báo cáo nêu rõ: “Công ty TNHH Ngọc Thạch đã không triển khai đúng các biện pháp
quy định, để rừng bị phá 88,29 ha. Trong đó, tính đến đầu năm 2009, riêng Hạt
kiểm lâm huyện Tuy Đức đã phát hiện 52,6 ha rừng bị phá mà công ty không có
biện pháp ngăn chặn kịp thời. Còn riêng Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do
Chi cục kiểm lâm tỉnh chủ trì cũng đã phát hiện thêm 35,69 ha rừng bị chặt phá,
chưa được công ty và các ngành chức năng địa phương thống kê báo cáo…”.
Điều đáng nói
là sau khi có kết quả kiểm tra, các ngành chức năng của tỉnh đã thông báo về
tình trạng rừng do Công ty nhận quản lý, bảo vệ bị tàn phá nặng nề, nhưng công
ty vẫn không có biện pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả. Vì vậy, chỉ hơn một tháng
sau, đến ngày 23-2-2009, qua kiểm tra, Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức lại phát hiện
đã có thêm gần 1,5 ha rừng bị chặt phá… Nguyên nhân chủ yếu để mất rừng là do
Công ty Ngọc Thạch đã buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trong những ngày đầu tháng
3, chúng tôi được các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức đưa đến tận các Tiểu
khu 1515, 1516 thuộc lâm phận Công ty TNHH Ngọc Thạch quản lý, vừa đến nơi đã
bắt gặp cảnh tượng hàng chục người dân ngang nhiên vào rừng phát, dọn, đốt cây
chiếm đất sản xuất ngay trên khu vực rừng do công ty quản lý. Trong khi đó,
không thấy bóng dáng lực lượng bảo vệ rừng của công ty ở đâu. Khi chúng tôi
thắc mắc về việc buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng của công ty, thì được
các anh ở Hạt Kiểm lâm huyện và cán bộ thôn dẫn đường cho biết: không phải bây
giờ mà kể từ khi được tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án bảo vệ rừng
và trồng rừng nguyên liệu đến nay, có bao giờ thấy người của công ty đâu mà bảo
vệ. Quả đúng như vậy, khi chúng tôi đến trạm bảo vệ rừng số 1 của Công ty đặt ở
đầu thôn Đác M’rê thì thấy cửa đóng im ỉm, chung quanh cỏ dại mọc um tùm. Đi
sâu thêm vào rừng, nhiều cánh rừng già hàng trăm năm tuổi nay chỉ còn lại vài
cây thưa thớt, xen lẫn với các rẫy sắn. Còn những khoảnh rừng nằm sát mặt
đường, địa thế bằng phẳng thì cây cối vừa bị chặt phá ngã ngổn ngang, thân cây
bị đốt cháy đen lẹm. Vào sâu hơn nữa, sát cánh rừng già là trạm bảo vệ rừng số
2 của công ty. Nhưng cai quản cả khu vực này chỉ có một mình bà Bùi Thị Dung,
năm nay đã 60 tuổi. Theo bà Dung thì lâu nay ở trạm bảo vệ rừng này chỉ có bà
cùng với chồng là ông Phan Văn Thủy, đã 70 tuổi; ngoài ra còn có thêm hai thanh
niên nữa được Công ty thuê giữ rừng, nhưng hiện nay họ đi đâu bà không biết…
Tìm hiểu thực tế tình hình
sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Thạch, chúng tôi được nhiều người dân sinh sống
chung quanh khu vực đất của công ty cho biết: đến nay công ty chỉ mới trồng
được khoảng 10 ha cao su, còn không thấy trồng thêm cây gì nữa. Ngay cả chính
quyền địa phương cũng không biết công ty đã và đang triển khai những gì trên
địa bàn. Chủ tịch UBND xã Quảng Tân Châu Phúc Dũng, cho biết: “Lâu nay xã không
biết Công ty đã làm được những gì trên diện tích đất được cho thuê và hiện trụ
sở đóng ở đâu xã cũng chịu. Trong thời gian qua, khi phát hiện những vụ phá
rừng trên diện tích rừng của công ty, xã có điện thoại báo cho đại diện của
công ty nhưng đâu có liên lạc được”. Thậm chí ngay cả vợ chồng bà Dung ông
Thủy, người được công ty thuê giữ rừng cũng chỉ biết là có ông Hậu thuê, rồi
trả tiền công cho hai vợ chồng với mức 3,4 triệu đồng/tháng. Theo bà Dung thì
trước đây hàng tháng vợ chồng bà vẫn nhận tiền đầy đủ lương, còn hai tháng gần
đây chỉ nhận được tiền tạm ứng mà thôi.
Không chỉ buông lỏng công
tác quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH Ngọc Thạch còn thiếu trách nhiệm phối
hợp với các ngành chức năng địa phương để giải quyết công việc. Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm huyện Tuy Đức Lê Đình Vũ bức xúc: Để khách quan trong công tác kiểm
tra tình hình quản lý, bảo vệ rừng của công ty, huyện đã thành lập đoàn công
tác liên ngành và mời Công ty cử người tham gia, nhưng công ty cố tình không cử
người tham gia đoàn. Nhiều trường hợp công ty còn bất hợp tác với ngành chức
năng, chẳng hạn như trong chương trình phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện để kiểm
tra về tình trạng phá rừng trái phép, công ty không cử người đủ thầm quyền tham
gia, và khi làm việc xong cán bộ của công ty còn không thèm ký vào biên bản.
Không chỉ vậy, nhiều lúc Hạt Kiểm lâm huyện muốn làm việc với công ty nhưng
không mấy khi liên lạc được.
Trong khi đó, tại quyết định
cho thuê đất của UBND tỉnh Đắk Nông đã nêu rõ: “Công ty TNHH Ngọc Thạch có
trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới khu rừng cho thuê; chấp hành
nghiêm chỉnh Luật Đất đai và Luật Bảo vệ rừng. Đối với diện tích rừng công ty
được giao khoanh nuôi, phải quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối không để xảy
ra phá rừng trái phép, nếu để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép thì UBND
tỉnh sẽ thu hồi lại diện tích đã cho thuê…”. Thế nhưng với những gì mà Công ty
TNHH Ngọc Thạch đã và đang làm dường như đi ngược lại với quyết định cho thuê
đất của UBND tỉnh Đắk Nông. Cụ thể là chỉ sau hai năm được UBND tỉnh Đắk Nông cho
thuê đất triển khai dự án quản lý, bảo vệ rừng thì đã có 90 ha rừng do công ty
quản lý đã bị xóa sổ. Nhưng các ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông vẫn chưa vào
cuộc kiểm tra, xem xét trách nhiệm của công ty để có biện pháp xử lý. Nếu cứ để
tình trạng này kéo dài thì không ai dám chắc hàng trăm ha rừng do công ty
quản lý sẽ còn tồn tại.”
II. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu giải quyết tình huống
Quả thật, tình huống trên
cho thấy những vấn đề đặt ra không chỉ đối với
chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Đắk Nông mà còn là trách nhiệm đối với
các tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức đoàn thể, quần chúng và nhân dân phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tác
dụng của rừng đối với môi trường, nguồn lực vật chất,... của Nhà nước và cộng
đồng dân cư. Phải chăng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta hiện nay chưa đủ
mạnh để trừng trị và quản lý nguồn tài nguyên rừng trước những hành vi hám lợi
của lâm tặc, sự xuống cấp về đạo đức và yếu về kỹ năng, trình độ chuyên môn của
một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền
trên địa bàn.
Là những câu hỏi không dễ có
thể trả lời bằng một bản báo cáo, tờ trình,... mang tính thủ tục hành chính hay
chỉ là những sự giải thích qua loa, đại khái của cơ quan chức năng về những khó
khắn, vướng mắc của thể chế pháp luật, nguồn lực,... mà cần phải được nghiên cứu,
đánh giá nhằm chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những hiện tượng, biểu
hiện thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm,... của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền hay của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có liên quan,... Đồng thời,
vạch rõ được những cơ sở lý luận vững chắc cho nền tảng của hoạt động quản lý
nhằm đề ra phương hướng, giải pháp tối ưu cho việc giải quyết thực trạng của tình
huống đã nêu. Có lẽ, đây cũng chính là mục tiêu chung của những địa phương có rừng
cần phải quản lý, cần phải kịp thời chấn chỉnh để một mặt bảo vệ và phát triển
rừng bền vững đáp ứng các yêu cầu về môi trường, cảnh quan thiên nhiên, tài
nguyên,... Mặt khác, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương,
xoá đói giảm nghèo cho các gia đình dân tộc, thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo
chính sách xã hội phát triển rừng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
2. Cơ sở lý luận
Những năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng và đã thu được
những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường,
đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn
tinh thần. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang thực hiện nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, cùng với mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế, diện tích rừng
ở các dân tộc ở miền núi đang có nguy cơ bị tàn phá trong quá trình phát triển.
Ở miền núi, mỗi năm có hàng ngàn héc-ta rừng bị phá huỷ, trong khi đó tốc độ
trồng rừng, phát triển rừng còn chậm, hiện nay độ che phủ rừng mới chỉ đạt
khoảng 30%. Do suy thoái môi trường sống, đặc biệt do mất rừng và do khai thác
quá mức, nên nhiều loại động vật, thực vật đang bị đe doạ, có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa được kiểm soát chặt
chẽ đã gây ra tình trạng ô nhiễm và làm biến đổi môi trờng sinh thái ở một số
vùng miền núi. Năng lực quản lý và bảo vệ môi trường ở miền núi kém hiệu lực, ý
thức giữ gìn bảo vệ môi trường chưa cao cũng là những thách thức to lớn đối với
phát triển bền vững miền núi. Hiện nay, các cơ quan ra quyết định, các nhà quản
lý, các doanh nghiệp và đồng bào các dân tộc ở miền núi nhận thức về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững tài nguyên rừng còn chưa thật toàn diện và đầy
đủ. Với mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên rừng, cân đối giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội và bền vững môi trường. Để đạt được mục tiêu đó,
quá trình phát triển miền núi cần phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản:
- Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân
tộc. Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền.
- Thực hiện tốt công tác xã
hội hoá rừng theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
nhằm động viên đồng bào các dân tộc, thiểu số tham gia phát triển rừng vừa đảm
bảo ổn định kinh tế gia đình vừa bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Nâng cao năng lực quản lý
của cơ quan chức năng, trong đó chính quyền
cấp tỉnh cần chủ động tổ chức, quán triệt các quy định của pháp luật về quản lý
và bảo vệ rừng; tiến hành tổ chức tập huấn kỹ năng, kỹ thuật cho cán bộ kiểm
lâm, công chức chuyên môn để kịp thời chuyển giao kỹ thuật, máy móc cho bà con
đồng bào dân tộc, thiểu số khi nhận phát triển và quản lý rừng.
Với
những yêu cầu trên, là cơ sở lý luận quan trọng nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay.
3. Phân tích tình huống
Qua mô tả của tình huống cho
thấy, những Quyết định giao đất, giao rừng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông còn
chưa thể hiện hết trách nhiệm; hiện tượng cố tình buông lỏng quản lý, không chấp
hành các nội dung mà Công ty TNHH Ngọc Thạch đã cam kết với Uỷ ban nhân dân tỉnh;...
vô hình dung đã tạo ra cơ hội cho những kẻ phá rừng tiến hành các hành vi của mình
một cách ngang nhiên, đôi khi có phần được hợp pháp hoá. Để làm sáng tỏ các hành
vi trên, tiểu luận đánh giá như sau:
- Xét về cơ
cấu tổ chức chính quyền (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông) và cơ quan chuyên môn Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo quy định tại các điều 88 và 102
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Điều 8, khoản
6 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
xác định cơ chế quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp đối với các
nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong quản lý rừng “(b) Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp;…”[1].
Nếu theo các quy định này, cơ quan chuyên môn chỉ với tính cách là cơ quan tham
mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động như lựa chọn tổ chức, cá
nhân có khả năng để giao dự án trồng, quản lý và phát triển rừng; tham mưu xây
dựng các chính sách; các văn bản pháp quy và xây dựng, tổ chức lực lượng quản lý
được giao;… đã tạo ra tính khó xác định trách nhiệm và sự song trùng trực thuộc
trong quan hệ cấp trên, cấp dưới. Trong tình huống trên, để xác định được trách
nhiệm thuộc về ai khi lựa chọn Công ty TNHH Ngọc Thạch làm chủ đầu tư trong các
dự án trồng rừng và bảo vệ rừng thì quả thật không đủ cơ sở xác định. Nếu cho rằng,
Sở Nông nghiệp và phiển nông thôn tỉnh Đắk Nông thì Sở chỉ là cơ quan chuyên môn
tham mưu không phải là cơ quan có thẩm quyền quyết định, còn nếu xác định Uỷ
ban nhân dân tình trách nhiệm giữa tập thể Uỷ ban và cá nhân chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh là là một khoảng cách “xa vời” nên khó quy trách nhiệm và tính phải chịu
trách nhiệm. Mặt khác, sự phân cấp hiện nay mới chỉ dừng lại ở phân cấp chức năng-tức
là Chính phủ phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên cơ sở
đánh giá năng lực, thực tiễn của các quận, huyện, xã,… để tiếp tục phân cấp, nhưng
trên thực tế sự phân cấp của tỉnh chỉ mang tính hình thức tức là phân cấp nhiệm
vụ không gắn với phân cấp nguồn lực (ngân sách, tài chính, vật chất) hoặc chỉ là
những phân cấp dè dặt chưa có sự mạnh dạn giao phó nên không tạo ra được tính đồng
bộ trong việc xem xét, quy hoạch, lựa chọn tổ chức, cá nhân, bố trí lực lượng,
phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trình phát triển và bảo vệ rừng bền vững.
Một khía cạnh khác, sự mâu thuẫn quản lý giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân như: Sở Nông nghiệp với sở Tài nguyên môi trường;… là nguyên nhân
nảy sinh những tồn tại không đáng có về sự ỷ lại, cát cứ trong việc quản lý. Thông
thường, các sở và các địa phương thường thực hiện theo nguyên tắc “việc ai nấy
làm” nên cho dù có phát hiện vi phạm nhưng không thuộc chức năng của mình thì cũng
bỏ mặc hoặc những vấn đề quản lý không xác định được danh giới trách nhiệm của
cơ quan thì thường có ý thức “đùn đẩy” trách nhiệm;…
- Việc ra
quyết định và bàn giao đất rừng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vào thời điểm
thời điểm tháng 8/2006 cho Công ty TNHH Ngọc Thạch là không đúng thẩm quyền và đề
án phát triển rừng mà Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dân. Bởi lẽ, căn cứ vào
Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/7/2007 về việc phê
duyệt đề án, sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh Đắk Nông xác định Công ty TNHH Ngọc Thạch không thuộc đối tượng được giao
quản lý rừng tự nhiên. Như vậy, Nếu là rừng tự nhiên chỉ có lâm trường quốc
doanh mới được nhận bảo vệ, còn với đất rừng dùng trồng cây dự án được phép
giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện dự án. Sự khác biệt về đất rừng tự nhiên và
đất trồng rừng đã bị Sở Nông nghiệp và Uỷ
ban nhân dân dân tỉnh “phù phép” trong Quyết định của mình là giao xen lẫn một
số đất có rừng tự nhiên với đất dùng để trồng cây keo, gió bầu, cao xu của Công
ty TNHH Ngọc Thạch. Như vậy, sự tắc trách trong phân loại rừng, đánh giá vị
trí, tính chất rừng,… của Sở Nông nghiệp để tham mưu cho Uỷ ban ra các quyết
định hợp lý, hợp pháp ở Đắk Nông không được làm triệt để và tuân thủ theo đúng
quy định của pháp luật.
- Xét về chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của cơ quan kiểm lâm trong
việc bảo vệ rừng được phân công mà tình huống trên nêu cho thấy: Tính thụ động
của các cấp, ngành trong tỉnh Đắk Nông ở việc để hành vi hoang hoá đất trồng
rừng; phá rừng tự nhiên liên tiếp và ngang nhiên. Theo Quyết định số
22/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 28/01/2008 về
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục kiểm lâm tại
Điều 2, khoản 6: Về bảo vệ rừng: “(c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện
các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản ý lâm sản;..” thì không hiểu
sự chỉ đạo của Cục kiểm lâm đối với Chi cục tỉnh, hạt kiểm lâm huyện và chính
quyền cơ sở trong việc bảo vệ số diện tích rừng bị phá thuộc quản lý của Công
ty TNHH Ngọc Thạch. Mặc dù, đã có sự kiểm tra của Chi cục kiểm lâm; rồi đến những
phát hiện của Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức,… trong 2 năm nhưng không thấy động thái
của Cục kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Không lẽ, đất rừng và rừng đã
giao cho Công ty TNHH Ngọc Thạch thì chính quyền không có quyền xử lý, can thiệp
và đưa ra các biện pháp kịp thời để bảo vệ rừng ? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra
đối với chính quyền tỉnh ĐắK Nông trong chiến lược phát triển rừng ở Việt Nam hiện
nay. Cơ chế phối hợp khi phát hiện ra sự lãng phí và thờ ơ của các cơ quan kiểm
lâm và dân quân tự vệ không được tổ chức tiến thành theo đúng quy định của pháp
luật nên tình trạng trên vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong số diện tích rừng còn
lại thuộc quản lý của Công ty TNHH Ngọc Thạch.
Mặt khác, những chế tài xử lý, trách nhiệm xử lý theo quy định tại Nghị
định 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì việc xử lý cá
nhân, tổ chức vi phạm đến rừng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
còn ở mức quá nhẹ. Chẳng hạn, mức cao nhất của hành vi phá rừng mới chỉ ở khoảng
từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng; hoặc đối với tổ chức tính 1000 đồng/1m2 rừng.
Như vậy, biện pháp chính mà Nhà nước đưa ra không đủ sức để răn đe các hành vi
vi phạm hành chính trong lâm nghiệp. Điều này đồng thời cũng khẳng định rằng, tại
sao Công ty TNHH Ngọc Thạch sau khi nhận số diện tích rừng và đất trống trên lại
chỉ thuê một vài người dân trông nom ? hay đằng sau những vụ phá rừng này là hành
vi của “lâm tặc” hay của chính “Công ty” ?
Sự mờ ám này là lý do lý giải tại sao Công ty cũng không có mặt hoặc chí ít có
động thái tích cực trong ngăn chặn nạn phá rừng do Công ty quản lý. Rõ ràng,
mục đích để hoang hoá và bị phá rừng của Công ty là có chủ đích trong việc lợi
dụng chính sách, kẽ hở của pháp luật để trục lợi.
4. Giải quyết
tình huống
Để giải quyết tình trạng trên có thể có
nhiều cách xử lý và lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào từng góc độ tiếp cận. Trên
cơ sở lý luận về quản lý nhà nước và thực tiễn kinh nghiệm công tác của bản thân
trong lĩnh vực lâm nghiệp, tiểu luận mạnh dạn đề xuất các phương án giải quyết
như sau:
Phương án 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định yêu cầu Công
ty TNHH Ngọc Thạch phải có biện pháp hữu hiện để quản lý và bảo vệ rừng. Phương án này có các ưu điểm như: phù hợp
với chủ trương xã hội hoá lâm nghiệp trên địa bàn về chính sách ưu đãi đối với
các cá nhân, tổ chức nhận đất trồng rừng; tuân thủ các thủ tục hành chính về quản
lý và bảo vệ rừng;… Song, phương án này có nhiều hạn chế đối với trường hợp của
Công ty TNHH Ngọc Thạch, bởi vì đã nhiều lần các cơ quan chức năng như Chi cục
kiểm lâm tỉnh Đắk Nông; Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức yêu có biên bản vi phạm và yêu
cầu Công ty có biện pháp quản lý nhưng thực tế tình trạng phá rừng, khai thác lâm
sản trái phép vẫn không giảm và có chiều hướng tăng. Như vậy, nếu thực hiện phương
án này thì sẽ mất nhiều thời gian để Công ty nghiên cứu, khảo sát và xây dựng
biện pháp bảo vệ, quản lý hoặc các lý do mà Công ty có thể đưa ra lúc này là
nguồn lực (bao gồm nhân lực và vật lực) để bao biện cho tình trạng khó kiểm soát
và kiểm soát hiệu quả số rừng tự nhiên còn lại.
Phương án 2: Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐắK Nông ra quyết định đình
chỉ và thu hồi diện tích rừng và đất trồng rừng đã giao cho Công ty TNHH Ngọc
Thạch. Đây là phương án
có khả năng khắc phục được các nhược điểm
của phương án trên như: thiếu chế tài nghiêm để xử lý; tránh tình trạng “vòng
vo” của Công ty TNHH Ngọc Thạch. Đặc biệt, phương án này hạn chế tối đa sự phá
hoại và hoang hoá số diện tích rừng tự nhiên và diện tích đất trồng rừng hiện
đang cần được bảo vệ và quản lý; đảm bảo được mục đích phát triển và quản lý
rừng mà nhà nước và chính quyền địa phương đặt ra;…
Để
thực hiện phương án này có hiệu quả cần có sự phối hợp và tiến hành các hoạt động
cụ thể của nhiều cơ quan có liên quan. Đồng thời, tuân thủ triệt để các nguyên
tắc khoa học và các yêu cầu đặt ra đối với quy trình, thủ tục hành chính trong
hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Các bước
tiến hành cụ thể cần xác định:
Bước 1:
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cần họp thường trực Uỷ ban và Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tiến hành ban hành Quyết định yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tiến hành xây dựng kế hoạch, dự kiến lực lượng chuyên ngành, phối hợp tiến hành
thanh tra, kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm của Công ty TNHH Ngọc Thạch đối với
diện tích rừng và đất trồng rừng được giao. Hoặc cũng có thể ban hành Chỉ thị
giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức tiến hành và
thực hiện theo yêu cầu.
Căn
cứ vào Quyết định này (hoặc Chỉ thị), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiến hành ra Quyết định thành lập đoàn thanh tra do Chi cục kiểm lâm chủ
trì, trong đó xác định sự tham gia của Hạt kiểm lâm các huyện; lực lượng dân quân
tự vệ và cơ quan công an; các chuyên viên có chuyên môn được trưng tập; xác định
ngày, giờ tiến hành thanh tra; địa điểm thanh tra; vật chất bảo đảm cho thanh
tra nhằm đánh giá mức độ thực trạng diện tích rừng từ khi bàn giao cho Công ty
TNHH Ngọc Thạch cho đến nay.
Tiến
hành thanh tra đánh giá mức độ, khi thanh tra cần xác minh, đánh giá thực trạng
theo tiêu chí so sánh trước khi bàn giao và sau khi bàn giao; tỷ lệ phần trăm đất
rừng tự nhiên bị mất; mức độ đất hoang hoá;… có sự chứng kiến và xác nhận của
chính quyền địa phương cơ sở và Hạt kiểm lâm huyện và đại diện Công ty TNHH Ngọc
Thạch. Biên bản thanh tra thể hiện đầy đủ các chứng cứ (kể cả ảnh chụp),
ý kiến đánh giá mức độ của các
chuyên gia được trưng tập; ý kiến của chính quyền cơ sở làm cơ sở cho việc đề
xuất mức độ xử lý.
Trên
cơ sở biên bản thanh tra Giám đốc Sở Nông nghiệp căn cứ vào các điều kiện thực
tế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thành quy định hiện hiện và làm Tờ
trình báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Nông. Đối với quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp yêu cầu Ban quản trị Công ty
(Giám đốc Công ty) lên để giải quyết theo Quyết định xử phạt hành chính nếu 3 lần
triệu tập không có mặt, Giám đốc Sở ban hành Quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm
hành chính theo phương thức trừ tiền tại tài khoản của Công ty ở Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
Bước 2: Chủ
tịch Uỷ ban căn cứ vào các kết luận của biên bản thanh tra có thể tiến hành các
thủ tục sau:
Một là, tiến hành mời Ban quản trị (Giám
đốc) Công ty TNHH Ngọc Thạch đến Uỷ ban nhân dân để làm việc về khả năng và năng
lực nhận đầu tư theo quy hoạch và kế hoạch trước đây mà Công ty trình Uỷ ban nhân
dân. Trên cơ sở đưa ra những chứng cứ chứng minh khả năng của Công ty TNHH Ngọc
Thạch đối với dự án quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên, quỹ đất trồng rừng. Nếu đại
diện hợp pháp của Công ty không có mặt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền
ra Công văn thông báo đánh giá mức độ vi phạm, và khả năng của Công ty.
Hai là, sau thời hạn 30 ngày nếu Công ty
không giải trình về phương án, giải pháp của mình bằng văn bản cho Uỷ ban nhân
dân thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định đình chỉ việc quản lý, sử dụng,
khai thác, quản lý và bảo vệ rừng đối với số diện tích mà Uỷ ban nhân dân đã
giao theo Quyết định số 1007/QĐ-CTUBND ngày 15/8/2006 và Quyết định số 1097/QĐ-CTUBND
ngày 30/8/2007 và ban hành Quyết định thu hồi số diện tích rừng và đất trồng rừng
đã giao cho Công ty quản lý và sử dụng.
Như
vậy, số diện tích rừng sẽ được thu hồi. Song vấn đề đặt ra với Uỷ ban nhân dân
tỉnh là phải đảm bảo để các diện tích đó được quản lý và bảo vệ tránh tình trạng
phá rừng tiếp tục xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu này, căn cứ vào các Nông trường lầm
nghiệp và Công ty một thành viên theo đề án mà Chính phủ đã có quyết định phê
duyệt để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định giao quản lý và bảo vệ hoặc
tiến hành đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư có năng lực theo quy định của pháp luật.
III.
KIẾN NGHỊ
Qua
phân tích đánh giá tình huống quản lý nhà nước về giao đất rừng và quản lý rừng
theo chủ trương xã hội hoá chính sách phát triển rừng nhằm xoá đói giảm nghèo ở
tỉnh Đắk Nông, bản thân tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập từ thể chế pháp
luật, chính sách và năng lực quản lý hiện hành ở các chính quyền địa phương nói
chung, trong đó có tỉnh Đắk Nông nói riêng. Để thực sự phát huy hiệu quả của hoạt
động quản lý, tạo môi trường pháp lý ổn định và trở thành động lực để giúp các
cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án được giao, tiểu luận xin
kiến nghị một số vấn đề như sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến pháp luật và chương trình khoa học kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn
địa phương, nhất là các vùng dân tộc thiểu số. Việc phổ biến chính sách, chủ trương
và pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng là kênh
cung cấp thông tin hiệu quả giúp cá nhân, tổ chức có nhận thức đúng đắn, đầy đủ
về chủ trương, đường lối và ý nghĩa tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng nói chung và của địa phương nói riêng. Đồng thời, tổ chức triển
khai tập huấn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật giúp các gia đình có kinh nghiệm trong
việc gây trồng, chăm sóc và bảo vệ những diện tích đất và rừng được chính quyền
giao cho quản lý, sử dụng và khai thác. Tuy nhiên, việc tổ chức tuyên truyền phải
tiến hành thường xuyên, thông qua nhiều kênh khác nhau như phát thanh, truyền hình
tỉnh kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể; ấp, bản;… Nhằm làm
chuyển biến về nhận thức của người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài
nguyên, môi trường sinh thái.
Hai là, kiên quyết xử lý các hành vi vi
phạm quy định về lâm nghiệp trên địa bàn. Việc “buông lỏng quản lý”, xử lý thiếu
kiên quyết là nguyên nhân làm nảy sinh các hành vi vi phạm có tính dây chuyền.
Do vậy, sự kiên quyết của chính quyền địa phương là biện pháp hữu hiệu để giáo
dục, dăn đe những hành vi vi phạm và tư tưởng vi phạm của lâm tặc trên địa bàn.
Ba là, đẩy mạnh công tác phối hợp lực lượng
giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng.
Phối hợp lực lượng đòi hỏi phải được tiến
hành, tổ chức thực hiện theo Quyết định số 39/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 09/03/2009 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm
và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng nhằm đảm bảo thường
xuyên bám nắm, xử lý nhanh và hiệu quả các trường hợp vi phạm các quy định về
quản lý và bảo vệ rừng.
Với
những đề xuất trên, cùng với những phương án giải quyết chắc chắn tình trạng
“buông lỏng quản lý rừng” ở tỉnh Đắk Nông sẽ không còn là nguyên nhân nảy sinh
tình trạng phá rừng tràn lan và công khai, góp phần xây dựng địa phương tiến
nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên thế mạnh địa lý tự nhiên
về tài nguyên thiên nhiên.
KẾT LUẬN
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế-kỹ thuật
đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá và
dịch vụ từ rừng như: các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản
xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời
ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi góp phần
ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Do vậy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp là một nhu cầu tất yếu khách quan, một mặt
vừa nhằm đảm bảo ổn định hoạt động của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, mặt
khác tạo ra động lực cho việc phát triển các thế mạnh của chính quyền địa phương,
người dân địa phương tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát
triển các hoạt động, dịch vụ từ lâm nghiệp.
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
|
Báo Nhân dân điện tử.
|
2.
|
Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10/03/2009 về tăng cường
các biện pháp tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
|
3.
|
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26/11/2003.
|
4.
|
Nghị quyết số 17-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X , ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
|
5.
|
Nghị định 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
|
6.
|
Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
7.
|
Nghị định số 5/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo
vệ và phát triển rừng.
|
8.
|
Quyết định số 66/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 15/7/2007 về việc phê duyệt đề án, sắp xếp đổi mới nông, lâm
trường quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.
|
9.
|
Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 10/09/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007-2015.
|
10.
|
Quyết định số 22/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ngày 28/01/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục kiểm lâm.
|
11.
|
Quyết định số 39/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 09/03/2009 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm
và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng.
|
[1] Trích Điều 8 khoản 6 điểm b Nghị định số 13/2008/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do this hack to drop 2lb of fat in 8 hours
ReplyDeleteOver 160k women and men are hacking their diet with a easy and SECRET "liquid hack" to lose 2 lbs each and every night while they sleep.
It is proven and works on anybody.
This is how you can do it yourself:
1) Grab a clear glass and fill it up with water half glass
2) And then do this amazing hack
so you'll become 2 lbs skinnier in the morning!